9/10/10

The Asian Higher Education Century?

The Asian Higher Education Century?
Người gửi: Phạm Thị Ly (www.lypham.net)
23/05/2010

The Asian Higher Education Century?

Philip G. Altbach

Philip G. Altbach is Monan University Professor and director of the Center for International Higher Education at Boston College.

The 2009 world university rankings showed a modest increase in the number of universities in Asia that have entered the top 100—in the Shanghai Academic Ranking of World Universities from 5 to 6, and in the Times Higher Education/QS rankings from 14 to 16. Commentators immediately referred to the academic rise of Asia and a concomitant decline of the West. Fundamentally, however, academic excellence, research productivity, and reputation, which are mainly what the rankings capture, are not a zero-sum game. The improvement of universities in one part of the world does not mean that institutions elsewhere necessarily decline. Further, the shift to Asia is by no means dramatic. It is in fact a good thing that universities outside the traditional powerhouses of North America and western Europe are improving and gaining increased recognition for their work.
Nonetheless, it is useful to examine Asia’s academic growth if only because the region houses the most rapidly expanding economies in the world, and a number of Asian countries have placed great emphasis on both expansion and improvement in higher education. While it is almost impossible to generalize about so vast and varied a region, nonetheless some realities are relevant for significant parts of the region.
Asia is home to a majority of the world’s private higher education institutions, and the private sector continues to expand in the region. With a few exceptions, the private sector stands at the bottom of the prestige hierarachy. As the economists put it, the private academic institutions are “demand absorbing” and provide access but generally not high quality. The private sector does not contribute much to the improvement of the quality of Asian higher education.
Asia has a significant high-quality sector. Many Japanese universities are highly ranked. Singapore and Hong Kong have excellent academic systems. Outstanding universities exist in South Korea and Taiwan. China’s top dozen or so universities are approaching “world class.” The Indian Institutes of Technology, although not universities in the traditional sense, are also top institutions. But overall, Asia’s universities do not compare favorably with those in North America, western Europe, or Australia. A number of structural, academic, and cultural factors may inhibit even some of the best Asian universities from rising to the pinnacles of academic quality in the near future and are likely to some extent inhibit the improvement of Asia’s universities in general.
Asian strategies for academic improvement differ. Singapore and Hong Kong have accomplished considerable success simply by building Western universities in Asia by hiring large numbers of nonlocal academic staff, using English, and copying Western norms of academic organization and management. South Korea has sponsored several national campaigns for academic upgrading such as the Brain Korea project. Taiwan has relied in part on convincing Western-educated Taiwanese to return home to improve key universities that have been given extra support. Singapore has strategically invited several foreign universities to open branches and has given them significant financial incentives to do so—although several have failed.
China’s efforts have been the most impressive: a combination of significant infusions of funds to universities identified as top performers, mergers to create institutions with both high quality and economy of scale, and efforts to create an academic environment that rewards productivity.
It is possible, however, that in China and elsewhere in Asia a kind of “glass ceiling” will soon be reached. Financial and other resources combined with some innovative strategies can make progress only so far. Cultural, academic, and historical challenges persist and may well slow the upgrade of Asian universities. The rise of Asian higher education is by no means inevitable, at least in the near future.

Major Impediments

An academic culture that is based on meritocratic values, free inquiry, and competition—combined with elements of collaboration and at least some mobility—is central to a world-class university. There is some recognition of the importance of these elements in much of Asia and of the difficulties of implementation and impediments based on historical tradition and other forces.
Relationships are, of course, essential everywhere and in all institutions and societies. But in Asia, personal connections and networks—the Chinese call it guanxi—are still influencing many aspects of academic life, from the admission of students to the promotion of professors and the allocation of research funds. One implication is widespread inbreeding of faculty. Those trained at a university are hired by that institution and typically spend their careers there. This may hinder new thinking and innovation because of common perspectives and an undue respect for academic hierarchy. It may also often be difficult to encourage innovation in this environment. The ties between a former student and his or her mentor might shape departmental or institutional politics and inhibit change or foster factionalism.
Many Asian universities have a combination of affinity-based promotion policies for academic staff while simultaneously lacking a formal “tenure” system. As a result, many persons appointed to an academic position are in due course promoted without much careful evaluation. Furthermore, many systems in this part of the world do not provide formal protection of academic freedom or a promotion policy that rewards productivity and encourages long-term performance.
Teaching and, to some extent, research often follow quite traditional methods and emphasize lectures with little interaction between students and professors. Professors often simply repeat their lectures and leave little if any time for questions or discussion. Much criticism has been produced concerning traditional teaching in recent years, with a recognition that it does not contribute to either long-term learning or independent thinking. These methods extend to graduate education, as well, where formality is often the rule, and independent “hands on” work is still not the popular norm.
Hierarchy is very much at the center of academic ties of all kinds. This often means that students are inhibited from the kinds of informal interaction with their teachers as enjoyed by counterparts at Western universities. Junior staff are subject to the methodological and topical constraints of senior professors. Key academic decisions are often in the hands of more experienced professors and are related to the Asian respect for age and to the nature of many Asian societies, although some top universities have rapidly promoted younger professors and have hired a large number of foreign-trained staff.
Academic corruption exists, at least to a limited extent, everywhere, but the problem seems to be endemic in some Asian countries. Reports concerning favoritism in admissions to plagiarism in publication, and falsifying research findings can be found regularly in many Asian newspapers. A study by China’s Wuhan University estimated that $100 million is spent annually for ghostwritten academic papers by academics and students. One of the world’s top medical journals, Britain’s Lancet, warned that China will not become a research superpower by 2020 as promised by President Hu Jintao, unless academic fraud is more tightly controlled. Few statistics are available, but anecdotal evidence indicates the problem is fairly widespread, even in some top Asian universities.
In most Asian countries, graduate education is at a relatively early stage—in need both of expansion and of shaping effective programs to provide a research base for Asian universities and the ability to educate the next generation of professors and researchers. Typically, professors who focus their work on postbaccauleareate education tend to be the most research active. Their academic responsibilities emphasize research and the training of small numbers of graduate students. Even many of Asia’s best universities provide more emphasis on undergraduate programs—thus making the emergence of research universities more difficult, although some top institutions, for example in China, have dramatically expanded graduate programs.
Internationalization is widely recognized as a necessary part of any top university. Many of Asia’s universities have stressed it, but the adversities are significant. What should represent the balance between the local language and English, as the main language of scientific communication? In some universities, professors are encouraged to publish in major international journals—not an easy task in the highly competitive arena of science and scholarship. Some classes are taught in English, but at times with mixed results. The complex issues relating to branch campuses, franchised degree programs, and involvement with foreign universities are multifaceted and not always beneficial for the Asian institutions. Most of the world’s internationally mobile students come from Asia, and many do not return home following their overseas study—although this trend is slowly changing.
The final impediment is the academic profession—at the heart of any university but especially important for a top “world-class” university. For many Asian countries, the professoriate is inadequately paid in comparison to local salaries and woefully remunerated by international standards. Teaching loads are often too high to permit much research to be performed. In many countries, academics are promoted because of longevity rather than for merit. Another challenge is the lack of a tenure system that provides firm guarantees of academic freedom. Professors need both better job protection and more money and at the same time a competitive environment to ensure high productivity.

The Future of Asian Universities

While it is very difficult to generalize about Asian countries, some generalizations are possible. Most countries in Asia—with some notable exceptions in Japan, South Korea, Taiwan, and Singapore—are still rapidly expanding enrollments. Thus, competition for public funds for rapidly expanding systems is intense. Top-tier universities often lose out in the struggle for resources. The growing private sector institutions have no interest in research and will not produce prestigious universities.
Several Asian countries have undertaken ambitious plans for improving higher education, and some are making impressive progress. China, South Korea, Singapore, and several others have invested heavily in higher education, with the top universities improving significantly. Other countries—notably India, Indonesia, Vietnam, and most of the poorer Asian countries—have a very long way to go.
While there has been impressive progress in some Asian countries and in some sectors of academe, many obstacles remain to achieve world-class status. The struggle is a long one and will require not only resources but also changing deeply entrenched academic practices. But building world-class universities is necessary for Asia to continue its impressive economic progress. Sophisticated research capacity and highly skilled people are needed for Asia’s future.

Translated into Vietnamese by Pham Thi Ly
Source: INTERNATIONAL HIGHER EDUCATION No. 59 (Spring, 2010).


Phải chăng đây là thế kỷ của giáo dục đại học Châu Á?

Philip G. Altbach[1]


Kết quả xếp hạng đại học năm 2009 cho thấy mức độ gia tăng rất khiêm tốn trong con số những trường đại học châu Á lọt vào danh sách 100 trường hàng đầu—trong Bảng Xếp hạng Đại học Thượng Hải, con số này từ 5 lên 6, và trong Bảng Xếp hạng của Thời báo Times, là từ 14 lên 16. Các nhà bình luận lập tức liên hệ tới sự trỗi dậy về mặt khoa học và đào tạo ở châu Á và đồng thời là sự suy tàn của phương Tây. Tuy nhiên, về cơ bản, sự ưu tú trong học thuật, các sản phẩm của nghiên cứu khoa học và uy tín, những thứ mà các hệ thống xếp hạng cố nắm bắt và phản ánh, không phải là một trò chơi mà bên này thắng thì bên kia thua, bên này được thì bên kia mất. Sự cải thiện chất lượng của các trường đại học trong một bộ phận của thế giới này không có nghĩa là các trường đại học ở nơi khác nhất thiết phải suy tàn. Hơn nữa, sự thay đổi ở châu Á hoàn toàn không mang tính chất kịch tính. Thật là một điều tốt khi các trường đại học bên ngoài nhóm quyền lực truyền thống của Bắc Mỹ hay Châu Âu có thể nâng cao chất lượng và giành được sự công nhận ngày càng tăng cho thành quả của họ.

Tuy nhiên, dù sao đi nữa thì việc xem xét sự phát triển trong khoa học và đào tạo của châu Á cũng sẽ rất có ích nếu chỉ vì khu vực này là nơi có những nền kinh tế đang mở rộng nhanh nhất thế giới; một số nước châu Á đã và đang nhấn mạnh trọng tâm của họ là vừa mở rộng vừa nâng cao chất lượng của giáo dục đại học. Tuy gần như không thể nêu lên những nhận định khái quát hóa về một khu vực rộng lớn và đa dạng như thế, vẫn có thể nêu lên một vài thực tế có liên quan đến phần lớn khu vực này.

Châu Á là mảnh đất của đa số các trường đại học tư trên thế giới, và thành phần tư nhân này vẫn đang tiếp tục mở rộng trong vùng. Trừ vài ngoại lệ, bộ phận các trường tư này nằm dưới đáy của hệ thống thứ bậc về uy tín. Nói theo kiểu các nhà kinh tế học, các trường tư “đáp ứng nhu cầu” và đem lại cơ hội vào đại học cho nhiều người, nhưng nói chung không phải với chất lượng cao. Thành phần tư nhân không đóng góp nhiều vào việc nâng cao chất lượng của giáo dục đại học châu Á.

Châu Á có một bộ phận có chất lượng cao đặc biệt. Nhiều trường đại học Nhật Bản được xếp hạng rất cao. Singapore và Hong Kong có một hệ thống đào tạo xuất sắc. Có những trường đại học xuất sắc ở Hàn Quốc và Đài Loan. Khoảng mươi trường hàng đầu của Trung Quốc đang tiếp cận đến vị trí “đẳng cấp quốc tế”. Các Viện Khoa học Công nghệ của Ấn, dù không phải là những trường đại học theo quan niệm truyền thống, cũng là những trường hàng đầu. Nhưng nhìn chung, các trường đại học châu Á không có lợi thế khi so sánh với những trường đại học ở Bắc Mỹ, Tây Âu, hay Úc. Một số nhân tố về cơ chế, học thuật và văn hóa có thể ngăn chặn ngay cả những trường đại học tốt nhất châu Á vươn tới đỉnh cao về chất lượng học thuật trong tương lai gần; và nhiều khả năng, về mặt nào đó, ngăn chặn việc nâng cao chất lượng của các trường đại học châu Á nói chung.

Chiến lược của các nước Châu Á trong việc nâng cao chất lượng khoa học và đào tạo rất khác nhau. Singapore và Hong Kong đã đạt được những thành công rất đáng kể chỉ đơn giản bằng việc xây dựng các trường đại học phương Tây ở châu Á qua việc thuê nhiều giảng viên ngoại quốc, dùng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy, và sao chép những chuẩn mực phương Tây về tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, nghiên cứu. Hàn Quốc đã hỗ trợ hàng loạt chiến dịch quốc gia nhằm nâng cấp việc nghiên cứu khoa học và đào tạo, chẳng hạn như dự án “Trí tuệ Hàn Quốc”. Đài Loan phần nào dựa vào việc thuyết phục các nhà khoa học người Đài Loan được đào tạo từ phương Tây trở về cố hương để nâng cao chất lượng những trường trọng điểm đang được hỗ trợ ngân sách bổ sung. Singapore có chiến lược mời gọi các trường đại học nước ngoài mở chi nhánh tại Singapore và cho họ nhiều điều kiện khuyến khích về mặt tài chính để thực hiện điều này—tuy rằng hàng loạt chi nhánh như thế đã thất bại.

Nỗ lực của Trung Quốc gây ấn tượng nhiều nhất: sự kết hợp các nguồn tài chính to lớn dành cho những trường được xác định là đang hoạt động tốt nhất; sự liên kết sáp nhập nhằm tạo ra những trường vừa có chất lượng cao vừa có quy mô đạt hiệu quả kinh tế; và những nỗ lực nhằm tạo ra một môi trường học thuật kích thích năng suất cao.

Tuy vậy, rất có thể là ở Trung Quốc và đâu đó ở châu Á, có một cái “trần thủy tinh” sẽ sớm bị chạm đến. Tài chính và những nguồn lực khác kết hợp với những chiến lược đổi mới có thể tạo ra những tiến bộ chỉ đến thế mà thôi. Những thách thức về văn hóa, khoa học và lịch sử tồn tại dai dẳng có thể làm chậm đi nhiều tiến trình nâng cấp chất lượng các trường đại học châu Á. Sự trỗi dậy của giáo dục đại học châu Á không nhất thiết là không thể tránh khỏi ít nhất trong một tương lai gần.

Những trở ngại chủ yếu

Một nền văn hóa học thuật dựa trên giá trị tài năng, truy vấn tự do và sự cạnh tranh – kết hợp với yếu tố hợp tác và ít nhiều linh động – là điều cốt yếu đối với một trường đại học đẳng cấp quốc tế. Nhiều người ở châu Á công nhận tầm quan trọng của những nhân tố này và những khó khăn trong việc thực hiện. Trở ngại nằm ở truyền thống lịch sử và ở những nhân tố khác.

Những mối quan hệ tất nhiên là cần thiết ở bất cứ đâu và trong tất cả mọi tổ chức, mọi xã hội. Nhưng ở Châu Á, những mối quan hệ và mạng lưới cá nhân—người Trung Quốc gọi là guanxi—vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống học thuật, từ việc tuyển sinh cho đến việc thăng tiến của các giáo sư và phân bổ ngân sách nghiên cứu. Một ý nghĩa của việc này là hiện tượng đồng huyết[2] lan tràn trong giảng viên. Những người được đào tạo từ một trường đại học nào đấy lại được chính trường ấy tuyển dụng và tiếp tục sự nghiệp của mình tại đó. Điều này có thể hạn chế những cách nghĩ mới và sự đổi mới do những quan điểm phổ biến và sự tôn trọng thái quá về hệ thống tôn ti trật tự trong học thuật. Thường thì cũng khó có thể khuyến khích đổi mới trong một môi trường như vậy. Những ràng buộc giữa một cựu sinh viên với giáo sư hướng dẫn của mình có thể định hình quan điểm của nhà trường, hay của cấp khoa và kìm chế sự thay đổi hoặc tạo điều kiện cho chủ nghĩa bè phái.

Nhiều trường đại học Châu Á kết hợp chính sách thăng tiến đối với giảng viên dựa trên mối quan hệ thân thuộc trong lúc đồng thời không có một hệ thống “biên chế” chính thức. Hậu quả là, nhiều người được bổ nhiệm học vị theo cách ấy đã được thăng tiến mà không có sự đánh giá thận trọng đúng mức. Hơn thế nữa, nhiều hệ thống đào tạo ở khu vực này đã không đem lại một sự bảo vệ chính thức cho quyền tự do học thuật hay một chính sách thăng tiến khuyến khích năng suất lao động và những hoạt động dài hạn.

Việc giảng dạy, và về mặt nào đó, cả nghiên cứu, thường theo những phương pháp hoàn toàn truyền thống và nhấn mạnh diễn giảng, với rất ít tương tác giữa thầy và trò. Các giáo sư thường là chỉ đơn giản lặp lại bài giảng của họ và để lại rất ít thời gian cho câu hỏi và thảo luận, nếu có. Có vô số ý kiến phê phán cách dạy truyền thống này và tất cả đều công nhận rằng nó không đóng góp gì vào việc học tập lâu dài cũng như phát triển tư duy độc lập. Những phương pháp này tiếp tục kéo dài tới cả đào tạo sau đại học, nơi mà sự tuân thủ quy cách được coi là quy tắc, và những công việc “thực hành” độc lập vẫn chưa phải là một chuẩn mực phổ biến.

Hệ thống thứ bậc là trọng tâm của những mối quan hệ học thuật mọi loại. Điều này có nghĩa là sinh viên bị hạn chế trong những giao tiếp tương tác không chính thức với các giáo sư, như thường thấy ở các trường đại học châu Âu. Giảng viên bậc trung thường bị thúc ép phải tuân theo phương pháp và các chủ đề của những giáo sư gạo cội. Những quyết định về học thuật trọng yếu thường nằm trong tay những giáo sư có kinh nghiệm, do lòng kính trọng của người châu Á đối với người lớn tuổi, cũng như do bản chất của nhiều xã hội châu Á, dù rằng một số trường đại học hàng đầu đã và đang cất nhắc nhiều giáo sư trẻ và tuyển dụng nhiều giảng viên được đào tạo ở nước ngoài.

Nạn tham nhũng trong giới học thuật đang tồn tại khắp mọi nơi, ít nhất là trong một giới hạn nhất định, nhưng dường như đó là căn bệnh thường gặp ở một số nước châu Á. Những bài viết về sự thiên vị trong tuyển sinh, về đạo văn trong công bố khoa học, về giả mạo kết quả nghiên cứu thường xuyên xuất hiện trên các báo ở châu Á. Một nghiên cứu do Đại học Vũ Hán thực hiện ước tính hằng năm khoảng 100 triệu đô la đã bị tiêu phí cho các báo cáo khoa học “ma” do các nhà khoa học và giới sinh viên sản xuất ra. Một trong những tạp chí y khoa hàng đầu thế giới, Britain’s Lancet, cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ không trở thành một quốc gia siêu cường về nghiên cứu khoa học trước năm 2020 như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã hứa hẹn, nếu như sự gian lận khoa học không bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Hiện có ít thống kê về điều này, nhưng nhiều giai thoại cho thấy vấn đề gian lận trong khoa học khá phổ biến, ngay cả ở một số trường đại học châu Á hàng đầu.

Ở hầu hết các nước châu Á, đào tạo sau đại học còn đang ở giai đoạn tương đối mới,—cả về nhu cầu mở rộng và xác định những chương trình đào tạo hiệu quả nhằm đem lại nền tảng nghiên cứu cho các trường đại học châu Á, và khả năng đào tạo thế hệ giáo sư và chuyên gia nghiên cứu kế thừa. Thông thường, các giáo sư tập trung công việc vào đào tạo sau đại học có khuynh hướng trở thành những người nghiên cứu tích cực nhất. Trách nhiệm chuyên môn của họ nhấn mạnh việc nghiên cứu và đào tạo một số ít nghiên cứu sinh. Ngay cả những trường đại học tốt nhất của châu Á cũng nhấn mạnh đào tạo đại học nhiều hơn—khiến việc hình thành những trường đại học nghiên cứu thêm phần khó khăn, mặc dù một số trường hàng đầu như ở Trung Quốc chẳng hạn, đã mở rộng rất đáng kể những chương trình đào tạo sau đại học.

Quốc tế hóa được công nhận rộng rãi là một phần tất yếu của bất kỳ trường hàng đầu nào. Nhiều trường đại học châu Á đã và đang nhấn mạnh điều này, tuy có những điều bất lợi khá to lớn. Cái gì sẽ đại diện cho sự quân bình giữa ngôn ngữ địa phương và tiếng Anh, với tư cách ngôn ngữ chính yếu của truyền thông khoa học? Trong nhiều trường đại học, các giáo sư được khuyến khích công bố kết quả nghiên cứu trên những tạp chí chuyên ngành lớn của quốc tế—đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng trong lãnh vực khoa học và tri thức vốn có tính cạnh tranh cao độ. Một số lớp được dạy bằng tiếng Anh, nhưng đôi khi mang lại những kết quả tốt xấu lẫn lộn. Những vấn đề phức tạp liên quan tới cơ sở đào tạo, những chương trình nhượng quyền sử dụng thương hiệu và liên quan tới những trường đại học nước ngoài thì nhiều và đa dạng, và không phải luôn luôn có lợi cho các trường châu Á. Phần lớn sinh viên đi học ở nước ngoài là người châu Á, và nhiều người trong số họ không trở về cố hương sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài—mặc dù xu hướng này đang thay đổi từ từ.

Trở ngại cuối cùng là thu nhập của nghề giảng viên—tâm điểm của bất cứ trường đại học nào nhưng đặc biệt quan trọng đối với một trường đại học “đẳng cấp quốc tế”. Đối với nhiều nước châu Á, các giáo sư được trả lương không thỏa đáng so với các ngành nghề khác ở địa phương và quá thảm hại so với tiêu chuẩn quốc tế. Khối lượng công việc giảng dạy thường quá lớn khiến khó lòng có thể dành nhiều thời gian cho hoạt động nghiên cứu. Ở nhiều nước, các giảng viên được thăng tiến nhờ vào thâm niên thay vì phẩm chất. Một thách thức khác là việc thiếu vắng hệ thống biên chế nhằm bảo đảm vững chắc cho tự do học thuật. Các giáo sư cần được bảo vệ về nghề nghiệp tốt hơn và cũng cần nhiều tiền hơn, đồng thời cần một môi trường cạnh tranh để bảo đảm năng suất cao trong lao động khoa học.

Tương lai của các trường đại học châu Á

Tuy rất khó khái quát hóa về các nước châu Á, ta cũng có thể có một số nhận định chung. Phần lớn các nước châu Á—với một vài ngoại lệ đáng chú ý ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore—vẫn đang mở rộng nhanh chóng quy mô tuyển sinh. Bởi vậy, cạnh tranh các nguồn tài chính công cho việc mở rộng hệ thống khá là quyết liệt. Các trường đại học hàng đầu thường bỏ lỡ cơ hội trong việc đấu tranh giành nguồn lực. Bộ phận trường tư đang tăng trưởng thì không quan tâm đến khoa học và sẽ không tạo ra những trường đại học có uy tín.

Nhiều nước châu Á đang thực hiện những kế hoạch tham vọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, và một số nước đã và đang tạo ra những tiến bộ rất ấn tượng. Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, và nhiều nước khác đã đầu tư lớn cho giáo dục đại học, với những trường đại học hàng đầu đang được nâng cao thấy rõ. Các nước khác—đáng chú ý nhất là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, và hầu hết những nước nghèo hơn ở châu Á—còn một con đường rất dài trước mặt.

Trong khi có những tiến bộ rất ấn tượng ở một số nước châu Á và trong một số lĩnh vực học thuật, vẫn còn nhiều trở ngại trên con đường tiến đến vị trí đẳng cấp quốc tế. Cuộc đấu tranh đó là một con đường dài và đòi hỏi không chỉ nguồn lực mà cả sự thay đổi những thói quen học thuật đã ăn sâu. Nhưng việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế là cần thiết đối với châu Á để tiếp tục những tiến bộ rất ấn tượng trong kinh tế. Nhân lực có khả năng nghiên cứu ở trình độ cao và có kỹ năng tốt là điều rất cần cho tương lai của châu Á.
Người dịch: Phạm Thị Ly
(Nguồn: Philip G. Altbach, The Asian Higher Education Century?, 2010)


________________________________________
[1] Philip G. Altbach là giáo sư đại học Monan University và giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học của Đại học Boston, Hoa Kỳ.

[2] Nguyên văn: “inbreeding” (sự giao phối giữa những người có quan hệ thân thuộc gần gũi), ở đây có ý nói nội giao về tinh thần, một hiện tượng ngăn cản giảng viên tiếp nhận và giao lưu với những ý tưởng khác với mình (Chú thích của người dịch).

Không có nhận xét nào: