26/8/11

Đại học Việt Nam - vừa đội nón, vừa che ô?

Đọc thấy bài này nhiều điểm đồng quan điểm, lưu lại làm tài liệu tham khảo (

Tác giả: TS Đào Văn Khanh (Đại học Cần Thơ)
Tự chủ ĐH và tính xơ cứng của hệ thống
Cùng với tài chính, quản trị là một lĩnh vực rất quan trọng trong giáo dục đại học Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống quản trị ĐH Việt Nam, từ cấp nhà nước đến các cơ sở giáo dục ĐH đến nay vẫn còn chưa rõ ràng và thiếu minh bạch. Copy mô hình hệ thống từ thời Liên Xô cũ từ năm 1954 ở miền Bắc, và từ năm 1975 ở miền Nam, nhìn chung hệ thống quản trị ĐH Việt Nam đến nay vẫn không có nhiều thay đổi. Về mặt quản lý Nhà nước, Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm chung.
Trên cơ sở đó, 13 bộ ngành và các địa phương quản lý tập trung các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ. Trong tổng số 376 trường đại học cao đẳng (số liệu năm 2009)[1], Bộ GD&ĐT quản lý 54 trường (14,4%). Các bộ, ngành khác quản lý 116 trường (30,8%). UBND các tỉnh, TP là cơ quan chủ quản của 125 trường (33,2%). Có 81 trường dân lập, tư thục (21,5%).
Trong khi Bộ GD&ĐT là cơ quan duy nhất theo luật pháp được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp bộ thì việc kiểm tra chấp hành các văn bản đó ở các trường ĐH, CĐ thuộc các bộ, ngành khác và do UBND là cơ quan chủ quản còn rất hạn chế. Có bộ còn ra văn bản chồng chéo lên chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GD&ĐT[2].
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có một số chủ trương như phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên năng lực và cơ sở đề xuất của các trường, đồng thời qui định các trường thực hiện ba công khai[3]... Tuy nhiên, những chủ trương trên hoàn toàn chưa đủ vì tính xơ cứng của hệ thống tồn tại quá lâu. Thực tế cho thấy cơ chế xin-cho vốn không minh bạch vẫn còn tồn tại khá nặng nề và bản thân các trường chưa thoát ra khỏi thói quen trông chờ ỷ lại vào bầu sữa bao cấp.

Có ý kiến cho rằng nếu Nhà nước không quản lý và đưa ra qui định cụ thể ràng buộc các trường thì hệ thống giáo dục ĐH sẽ không kiểm soát được. Lập luận này, trong một chừng mực nào đó là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, 1 câu hỏi đặt ra là tại sao trong 1 hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam như hiện nay lại tồn tại quá nhiều trường ĐH với chất lượng yếu kém?
Phải chăng nguyên nhân chính xuất phát từ hệ thống quản lý có quá nhiều bất cập. Sự cho phép mở quá nhiều trường ĐH cũng như nâng cấp ào ạt hàng loạt các trường CĐ lên ĐH, cùng với việc thành lập nhiều trường ngoài công lập đã làm chất lượng đào tạo không tương xứng với danh xưng vốn có của một trường ĐH?
Có người lý giải việc cấp phép nâng cấp và mở thêm nhiều trường ĐH mới là nhằm đáp ứng mục tiêu 200 sinh viên/ 1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020 theo Nghị quyết 14/2005. Tuy nhiên, việc này đã dẫn đến hệ lụy chất lượng thấp kém đến nỗi Quốc hội, trong năm 2010 phải thành lập Ủy ban giám sát và ra Nghị quyết về việc thành lập các trường và chất lượng đào tạo ĐH[4].

Song song đó là một hệ thống giáo dục ĐH khá phức tạp với 2 ĐH quốc gia, 3 ĐH vùng, bên dưới là các "trường ĐH thành viên" trực thuộc cũng như hàng loạt các trường ĐH đơn ngành, đa ngành, và trường CĐ do các bộ ngành và các tỉnh quản lý, đã mang đến những lẫn lộn nhất định về tên gọi cũng như tính chính thể của hệ thống[5].
Một vấn đề cần xem xét là 2 ĐH quốc gia thật sự có được quyền tự chủ theo đúng nghĩa hay chưa, tức "tự chủ thực chất" và "tự chủ thủ tục" (Berdahl, 1990) về các mặt như tổ chức quản trị/ quản lý, tài chính, nhân sự, tuyển sinh, học thuật/ chương trình... Ở các ĐH khu vực, tình hình có vẻ gay cấn hơn do các ĐH này trực thuộc Bộ GD&ĐT, mức độ tự chủ chỉ phần nào.
Tầng nấc quản lý từ Bộ GD&ĐT xuống ĐH khu vực rồi từ ĐH khu vực xuống các trường ĐH thành viên, càng làm cho việc quản lý ngày càng trở nên phức tạp. Hình tượng ví von "vừa đội nón, vừa che ô" cho thấy sự rối rắm của mô hình ĐH quốc gia và ĐH khu vực vốn cần được các cấp nhà nước nghiên cứu thấu đáo[6].
Bên cạnh các trường ĐH, CĐ, sự hình thành và tồn tại của các viện nghiên cứu độc lập theo mô hình của Liên Xô cũ đã mang đến những tách biệt giữa nghiên cứu và đào tạo. Có ý kiến cho rằng cần xem xét sáp nhập các viện nghiên cứu với các trường ĐH cụ thể bởi bản thân một số viện nghiên cứu có các nét tương đồng hoặc các lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh của giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay, đề xuất này khó khả thi vì những quyết định có tính lịch sử để lại từ thời Liên Xô (cũ).
Hơn nữa, ngay cả bản thân của các ĐH và trường ĐH hàng đầu ở Việt Nam vẫn còn nằm trong nhóm các trường chỉ mới có định hướng nghiên cứu (trên dưới 10% thu nhập từ khoa học công nghệ). Mối quan tâm hiện nay là Nhà nước cần tạo ra cơ chế phù hợp để thúc đẩy việc nghiên cứu, cũng như gắn kết chặt chẽ hơn giữa các trường ĐH và các viện nghiên cứu.

Tự chủ đại học- ai được, ai mất?
Trên thế giới, tự chủ ĐH là một nguyên lý hết sức cơ bản trong quản trị ĐH. Tự chủ ĐH bao gồm 6 lĩnh vực tự chủ: Tự chủ trong quản lý nhà trường; phân bổ nguồn lực; tuyển chọn nhân sự, tài chính và điều kiện làm việc; tuyển chọn sinh viên; chương trình đào tạo/ học thuật và giảng dạy; quyết định chuẩn học thuật, đánh giá và cấp văn bằng.
Các kết quả nghiên cứu về tự chủ ĐH trên thế giới cho thấy mức độ tự chủ ở 2 nhóm quốc gia, các nước phát triển và đang phát triển, là rất khác nhau, bởi mỗi quốc gia đều có thể chế chính trị, hình thái lịch sử, kinh tế, xã hội khác nhau. Tuy nhiên, có nét tương đồng chung về tự chủ ĐH ở 3 khu vực chính trên thế giới.
Ở các quốc gia thuộc hệ thống Anh-Mỹ, các trường ĐH có truyền thống tự chủ ĐH cao nhất nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước xã hội và chính phủ. Ở các nước châu Âu lục địa, tự chủ thường nằm trong khuôn khổ qui định chi tiết của nhà nước. Tuy nhiên, các qui định có vẻ được nới lỏng và việc phân cấp được thực hiện. Ở các nước châu Á nói chung, nơi có nhiều ĐH mới được hình thành, nhà nước thường có mức độ kiểm soát cao như là những công cụ đóng góp vào tính kết nối quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
Mặc dù vậy, tự chủ ĐH không phải là một khái nhiệm tuyệt đối. Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động của trường ĐH thông qua các hành lang chính sách pháp lý hoặc chế tài tài chính.
Ở Việt Nam, vấn đề tự chủ ĐH chưa được hiểu và nghiên cứu một cách thấu đáo. Với quan niệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, Bộ GD&ĐT trên thực tế đã làm thay công việc của các trường, từ bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đơn vị, bổ nhiệm GS, phó GS, phê duyệt chương trình khung (chuẩn chương trình), phân bổ chỉ tiêu đào tạo, quyết định việc mở ngành mới và mức học phí (đối với trường công lập).
Trả lời báo chí[7], nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Trần Thị Hà cho rằng Bộ đã giao nhiều quyền tự chủ cho các trường nhưng bản thân các trường chưa tận dụng hết những quyền hạn được giao. Ngược lại các trường, qua các cuộc khảo sát, cho rằng bản thân các trường phải "xin" thì mới được Bộ "cho" như mở ngành mới, phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh v.v...
Theo cơ chế chuyển đổi từ mô hình kiểm soát sang giám sát mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng, vai trò của Bộ GD&ĐT là xây dựng khuôn khổ chính sách, hành lang pháp lý cho các trường trong khi các trường cần được thực sự tự chủ theo qui định của pháp luật, nhưng phải đánh đổi bằng trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giải trình. Chính vì chưa có hành lang pháp lý rõ ràng và sự thống nhất trong cách tiếp cận đã dẫn đến những mâu thuẫn vốn âm ỉ và rất cần được giải quyết thấu đáo.
Về vấn đề này, có lẽ chúng ta nên học hỏi ở hệ thống quản trị ĐH Trung Quốc, nơi các trường ĐH không tách rời khỏi nhà nước mà là một bộ phận không thể thiếu của dự án hiện đại hóa quốc gia của Trung Quốc (Su Yan Pan, 2009). Mặc dù vậy, sự cởi mở của nhà nước (trong chừng mực) đối với 1 số trường ĐH hàng đầu như ĐH Thanh Hoa hay ĐH Bắc Kinh đã mang đến những thay đổi hết sức đáng khâm phục. Kết quả là 2 ĐH này trong khoảng 5 năm trở lại đây luôn nằm trong nhóm 100 trường ĐH hàng đầu thế giới theo xếp hạng của Tạp chí Times Higher Education[8].

Hội đồng trường- nhân tố tạo nên sự thay đổi
Để đảm bảo tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường ĐH, vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là thành lập Hội đồng trường. Cả 2 điều lệ trường ĐH năm 2003 và năm 2010 đều đề cập đến việc này, nhưng tại sao cho đến nay chỉ có rất ít trường thành lập được hội đồng trường một cách đúng nghĩa là điều đáng suy gẫm.
1 câu hỏi đặt ra là tại sao phải có hội đồng trường trong các trường ĐH Việt Nam. Có thể thấy, trong lịch sử giáo dục ĐH Việt Nam, tất cả các hội đồng ở các trường ĐH, kể cả hội đồng khoa học đào tạo, đều có tính chất của những hội đồng tư vấn vì tất cả đều do hiệu trưởng quyết.
Theo GS Phạm Phụ (2005), hội đồng nhà trường bao gồm ban giám hiệu, các trưởng phó khoa, phòng ban, Đảng ủy, công đoàn... về bản chất vẫn là một một hội đồng hành chính (executive body) bên trong của nhà trường chứ chưa phải là một hội đồng quyền lực cao nhất của nhà trường và có rất nhiều thành viên độc lập bên ngoài nhà trường.
Về nguyên tắc, quyền lực cao nhất vẫn tập trung vào vai trò của hiệu trưởng. Ngoài ra, trong điều kiện chuyển đổi hết sức cơ bản của giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay từ tinh hoa sang đại trà, nơi phần thu học phí đóng vai trò ngày càng quan trọng cũng như hương vị "thị trường" tăng cao, điều này cho thấy nhiều nội dung cần ra quyết định đã vượt ra ngoài khuôn khổ của trường ĐH truyền thống, trong đó có vấn đề tài chính trường ĐH.
Một cách tương ứng, việc ra quyết định ở các trường ĐH Việt Nam còn nặng theo mô hình truyền thống với quyền lực lớn nằm ở các tổ chức hành chính và các nhà quản lý hành chính. Xu hướng doanh nghiệp và kinh doanh ngày càng thâm nhập sâu vào trường ĐH. Ngoài ra, giáo dục ĐH Việt Nam đang ở trạng thái "cầu" vượt trội so với "cung" (chỉ khoảng 25% người học được vào các trường ĐH); trạng thái "độc quyền" vẫn còn tồn tại. Trong bối cảnh đó, cần phải giao quyền sử dụng tài sản và một phần quyền định đoạt lợi ích phát sinh cho một hội đồng trường như hội đồng quản trị ở các doanh nghiệp (Phạm Phụ, 2005).
Song song đó, hiện Nhà nước đang chủ trương tăng quyền tự chủ cho các trường công lập và đã thí điểm cơ chế "tự chủ tài chính" ở một số trường (như Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM, Trường ĐH Thương mại). Điều này có nghĩa là giáo dục ĐH đang từng bước chuyển dần cơ chế "phân phối thẩm quyền" từ mô hình cấu trúc trên-xuống (top-down - top heavy) sang mô hình dưới-lên (bottom-up - bottom heavy). Nghĩa là thẩm quyền ra quyết định trong giáo dục ĐH sẽ được tập trung chủ yếu ở cấp trường. Trong bối cảnh đó, trường ĐH phải tự biết đổi mới, biết chấp nhận rủi ro, và phải đưa ra nhiều quyết định có tính tính đa mục tiêu. Chỉ có hội đồng trường mới có thể đảm đương được những trách nhiệm đó.
Mặc dù vậy, qua khảo sát, phần lớn hiệu trưởng các trường ĐH đều không muốn thành lập Hội đồng trường vì nhiều nguyên nhân, trong đó sâu xa nhất vẫn là cơ chế hoạt động của Hội đồng trường và Đảng ủy có nhiều điểm trùng lắp nhau. Một số ý kiến lo ngại rằng với cơ chế hiện nay, nếu làm không khéo thì Hội đồng trường sẽ trở nên thừa vì hiệu trưởng không thể chịu sự chỉ đạo từ 2 cấp. Điều này đúng nhưng chưa đủ.
Điều đặc biệt quan trọng cần xem xét là Hội đồng trường chính là nhân tố tạo nên sự thay đổi chứ không phải là Ban Giám hiệu hay Đảng ủy (do tính khách quan, độc lập, số thành viên bên ngoài nhiều hơn bên trong) nên vai trò của Hội đồng trường trở nên cực kỳ quan trọng. Song song đó, chính việc thành lập Hội đồng trường đúng nghĩa sẽ giúp chuyển dần quyền lực từ bộ ngành chủ quản về các trường, đáp ứng yêu cầu xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản theo Nghị quyết 14/2005 của Chính phủ.

Kiến nghị
Từ những phân tích trên, tác giả xin kiến nghị một số giải pháp sau:
1. Xây dựng Luật Giáo dục ĐH một cách "chuyên nghiệp" hơn với sự tham gia của các chuyên gia về giáo dục ĐH trong và ngoài nước.
2. Phân tầng hệ thống giáo dục bậc cao:
Tầng 1 là chọn lựa một số trường ĐH trong số 15 trường trọng điểm quốc gia tập trung mạnh vào nghiên cứu. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế hiện nay của Việt Nam, có thể chỉ một số lượng ít (khoảng 5 trường) để các cơ sở giáo dục này được hỗ trợ lớn từ nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chất xám cao cho quốc gia.
Tầng 2 sắp xếp lại các trường ĐH có định hướng giảng dạy và nghiên cứu, trong đó tập trung vào nhóm giảng dạy gắn liền với nghiên cứu (tỉ lệ giảng dạy/ nghiên cứu có thể là 7:3) để tạo ra những sản phẩm nghiên cứu đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao ở khu vực.
Tầng 3 là các trường ĐH, CĐ, CĐ cộng đồng có định hướng nghề nghiệp với trọng tâm chính là giảng dạy để phục vụ cho nhu cầu nghề nghiệp của địa phương. Đồng thời xem xét sát nhập một số cơ sở nhỏ lẻ để đáp ứng hiệu quả và qui mô kinh tế.
3. Trao quyền tự chủ thật sự cho một số trường có uy tín và tiềm lực mạnh trong khi kiểm soát chặt chẽ các trường chất lượng kém. Đề xuất này phù hợp với nội dung và ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo Luật Giáo dục Đại học ngày 19-20/4/2011 tại Hà Nội [9].
4. Thành lập Hội đồng trường theo đúng nghĩa trong tất cả các trường ĐH với số lượng thành viên bên ngoài nhiều hơn bên trong. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường, Đảng ủy và Ban Giám hiệu. Vai trò của bộ chủ quản sẽ dần dần mất đi khi quyền lực được chuyển giao cho Hội đồng trường.
5. Sắp xếp lại hệ thống các ĐH quốc gia và ĐH khu vực theo hướng xây dựng được cơ chế phối hợp để minh bạch quyền lợi và trách nhiệm của từng trường thành viên.
------
Tài liệu tham khảo

Anderson, D., & Johnson, R. (1998). University Autonomy in Twenty Countries: Canberra: Department of Employment, Education, Training and Youth Affairs. Commonwealth of Australia 1998.
Ashby, E., and Anderson. M. (1966). Universities: British, Indian, African. A Study of the Ecology of Higher Education. London: Weidenfield & Nicholson
Berdahl, R. (1990). Academic freedom, autonomy and accountability in British universities. Studies in Higher Education 15 (2): 169-80.
Dao, K. V., & Hayden, M. (2010). Reforming the Governance of Higher Education in Vietnam. In G. Harman, M. Hayden & T. N. Pham (Eds.), Reforming Higher Education in Vietnam: Challenges and Priorities. Dordrecht, The Netherlands: Springer
Mora, J. G. (2001). Governance and Management in the New University. Tertiary Education and Management, 7, 95-110.
Neave, G., & van Vught, F. (1994). Government and Higher Education in Developing Nations: A Conceptual Framework. In G. Neave & F. van Vught (Eds.), Government and Higher Education Relationship Across Three Continents: The Wind of Change (pp. 1-21): IAU, PERGAMON
Lam Quang Thiep (2010). Description and analysis of Vietnam's higher education. Report 1.
Pham Phu (2005). About a new face for higher education in Vietnam. Ho Chi Minh National University Press
Santiago, P., Tremblay, K., Basri, E. and Arnai, E. (2008). Tertiary Education for the Knowledge Society. Paris: OECD.
Su Yan Pan (2009). University Autonomy, the State, and Social Change in China. Hong Kong University Press

[1] Đến nay (năm 2011), số lượng các trường đại học cao đẳng lên đến trên 400
[2]http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2009/10/3ba151a0/
[3] Thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 7/5/2009 về việc thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu thực hiện công khai cam kết của cơ sở giáo dục về chất lượng giáo dục và công khai về chất lượng giáo dục thực tế, về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và về thu chi tài chính để người học, các thành viên của cơ sở giáo dục và xã hội tham gia giám sát và đánh giá cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
[4] Báo cáo số 329/BC-UBTVQH12 ngày 26/5/2010
[5] Rất khó giải thích cho người nước ngoài hiểu được hệ thống giáo dục Việt Nam. Nếu như ĐHQG, ĐH vùng là University thì các trường thành viên cũng là University (hay member university), nghĩa là trường ĐH trong ĐH. Con dấu của 2 ĐHQG cũng mang hình quốc huy như Bộ GD-ĐT. Thủ tướng trực tiếp điều hành cả Bộ GD-ĐT và 2 ĐHQG. Có người cho rằng ở Việt Nam hiện nay có đến ba Bộ GD-ĐT chứ không phải là một. Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-445979/mo-hinh-dh-vung-vua-doi-non-vua-che-o.htm
[6] Năm 2006, nguyên Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với ĐH Đà Nẵng có nói: "Cuối năm 2006, Bộ sẽ rà soát lại nhiều vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ để đi đến quyết định về mô hình chuẩn của ĐH vùng". Năm 2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến làm việc với ĐH Huế và phát biểu rằng phải xây dựng được cơ chế phối hợp để quyền lợi và trách nhiệm của từng trường thành viên mất đi ít nhất; được liên kết, hỗ trợ nhiều nhất, để có sự phát triển và hiệu quả đào tạo cao hơn so với đứng ngoài ĐH vùng". Tuy nhiên, đến nay, mọi việc vẫn chưa có gì thay đổi. Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s25-445979/mo-hinh-dh-vung-vua-doi-non-vua-che-o.htm ngày 23/01/2010.
[7] Theo báo Vietnamnet, ngày 15-10-2008: Đến nay Bộ GD-ĐT chỉ "ôm" nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thổi còi khi trường "lách luật". Nhưng thực tế các trường tự chủ đang lúng túng chưa biết mình phải làm gì và căn cứ vào đâu để làm(!)- phát biểu của Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Trần Thị Hà.
[8]http://www.timeshighereducation.co.uk/hybrid.asp?typeCode=144

1/8/11

Industrial Education

Tựa đề này là một chủ đề mới mà tôi sẽ quan tâm sắp tới: Industrial education- Technical education - Vocational education (có nhiều thuật ngữ...tôi chưa rõ sự khác nhau của những thuật ngữ này). Giáo sư hướng dẫn luận văn của tôi vừa chuyển công tác tới trường Taiwan Normal University - Industrial Eduation Department. GS cũng chuyển hướng nghiên cứu của mình tới một mảng mới là Giáo dục nghề (trung cấp chuyên nghiệp- ở việt nam). GS có dự án và cho tôi cùng tham gia, nhiệm vụ của tôi là nghiên cứu về industrial education in Vietnam. Có lẽ sau này mong được cùng giáo sư viết một bài về mảng này. Còn đề tài luận văn mà GS đang hướng dẫn tôi là "A case study on quality assurance system of Vienamese higher education"
Mong nhận được sự chia sẻ và ý kiến từ mọi người :)

Conference on International Comparison of Teacher Quality

26 to 27 November 2011
Kaohsiung, Taiwan

Website: http://www.ed.ntnu.edu.tw/~rujer/2011teaq/
Contact name: Syuan-Yi Wu


Conference Announcement / Call for papers

International Conference on International
Comparison of Teacher Quality
26 to 27 November 2011
Kaohsiung, Taiwan

Keynote speakers:
1. HATA Takashi
Professor, Center for the Advancement of Higher
education, Tohoku University
2. James Jacob
Director, Institute for International Studies in
Education, University of Pittsburgh
3. Jamil Salmi
The World Bank's tertiary education coordinator
4. Lee Wing On
Dean, Education Research of Singapore
5. Michele Schweisfurth
Reader in Comparative and International
Education and Director, Centre for International
Education and Research

Topics covered:
1. Primary and secondary level
2. Higher education Level

Important Dates:
August 31, 2011 Abstract submissions due
September 30, 2011 Notification of acceptance

Enquiries: syuanyi@ntnu.edu.tw

Web address:
http://www.ed.ntnu.edu.tw/~rujer/2011teaq/

Sponsored by: Chinese Comparative Education
Society-Taipei

30/4/11

"Giáo dục Du lịch" - Mới hay cũ?

Hôm nay khoa tôi tổ chức International conference on Teaching, learning and assessment in Higher education: comparison of International Experience. Có một báo cáo với đề tài "International Education Travel", cái mà làm thu hút sự quan tâm của tôi rất nhiều. Và tôi chợt nghĩ ra một tương lai cho những nghiên cứu về "Giáo dục du lịch",có lẽ sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Sau khi dự hội thảo về, tôi lên mạng và search về topic đó. Quả thật! đúng là nhiều bài viết về vấn đề này. Tuy nhiên vẫn là mới mẻ. Ở Mỹ đã có Hội đồng giáo dục du lịch (Council for Educational Travel)và cũng có những hội thảo chuyên về chủ đề này, thậm chí có cả tạp chí như ở đây

Tôi tìm được cái abstract của một tác giả ở Mỹ không có full paper nhưng có địa chỉ email. Có thể một ngày gần đây tôi thực sự muốn tìm hiểu về chủ đề này tôi sẽ liên hệ với tác giả. Chứ vào mấy cái journal lúc nào cũng đòi visa card. Ôi cái khoản này là tôi chịu. Potay. com :))
Thế nhỉ? một ngày nào đó tôi sẽ viết!


Tôi xin giới thiệu abstract của tác giả:

International Education Travel and Youth of Color: College Is Too Late!
Carlton E. McLellan
Academy for Educational Development, Washington, DC, carlton@myinternational.org

Abstract

Drawing on literature analyzing impacts of academic and professional early preparation programs for urban students, and particularly those of color, this article argues for the use of similar strategies to encourage and prepare youth from those backgrounds for international education travel. The central argument is that educators must focus more on motivating and reaching such youth prior to higher education, if they are to succeed in significantly diversifying participation in international education travel aimed at preparing global citizens. It suggests the use of early preparation programs specifically geared toward encouraging these youth to travel abroad (or at least consider it), as a method to positively influence efforts to increase their participation in international educational travel programs, like study abroad. The article is thus interdisciplinary in nature, attempting to link scholarship on early preparation programs and international education travel.

22/4/11

Higher Education and the WTO: Globalization Run Amok

Philip Altbach

Higher education is increasingly seen as a commercial product to be bought and sold like any other commodity. Higher education commercialization has now reached the global marketplace. The World Trade Organization (WTO) is considering a series of proposals to include higher education as one its concerns, ensuring that the import and export of higher education the subject to the complex rules and legal arrangements of the WTO protocols and free of most restrictions. In the United States, the National Committee for International Trade in Education and a group of mainly for-profit education providers are supporting this initiative. The established higher education community, including the American Council on Education, is not involved in this undertaking. The WTO initiative poses a severe threat to the traditional ideals of the university, as well as to the national and even institutional control of education, and therefore needs careful scrutiny. We are in the midst of a true revolution in higher education, the revolution that has the potential to profoundly change our basic understanding of the role of the university. The implications are immense and as yes little discussed or understood. It is especially alarming, but not surprising, that the US Department of Commerce Office of Service Industries is behind the effort to commercialize higher education in the United States and worldwide.

I am not arguing against globalization either as a reality or as a concept. Higher education institutions everywhere are subject to global trends- massification and all of its implications, the impact of the new communications technologies, accountability of academic institutions to government, an increasingly international and mobile academic profession, global research networks, and other phenomena.

Many of these developments link academic institutions and systems globally. The use of English as the lingua franca for scientific communication and for teaching, especially when combined with the Internet, makes communication easier and quicker. The advent of multinational higher education institutions makes it possible to disseminate new curricular and other innovations quickly and to meet the immediate needs of students and the national economies of countries that lack adequate providers of higher education.

For centuries, universities were seen as institutions that provided education in the learned professions (law, medicine, and theology) and scientific disciplines. As independent and sometimes critical institutions, universities preserved and interpreted, and sometimes expanded, the history and culture of society. In the 19th century, research was added to the responsibilities of the universities, followed a little later by service to society. Academic institutions were, in the main, sponsored by the state or the church. Even privately sponsored institutions were defined by the service mission. Higher education was seen as a “public good,” as something that provided a valuable contribution to society and was therefore worthy of support.

Universities were places for learning, research, and service to society through the application of knowledge. Academe was afforded a significant degree of insulation from the pressures of society-academic freedom-precisely because it was serving the broader good of society. Professors were often given permanent appointments (tenure) to guarantee them academic freedom in the classroom and laboratory to teach and do research without fear of sanctions from society.

Downsides of Globalization

Today, trends such as the rise of the Internet and the globalization of knowledge have the potential for creating severe problem for academic institutions and systems in smaller or poorer nations. In a world divided into centers and peripheries, the centers grow stronger and more dominant and the peripheries become increasingly marginalized. Inequalities grow more pronounced. There is little leeway for academic systems or individual universities to independently develop in the increasingly competitive and fast-moving global higher education scene dominated by the world-class universities in the industrialized countries. The traditional academic center becomes ever stronger and more dominant-mainly in the English-speaking countries of the North (the United States, the United Kingdom, Canada) and in Australia; and in the larger countries of the European Union (notably Germany and France, and to some extent Italy and Spain).

The norms, values, language, scientific innovations, and knowledge products of countries in the center crowd out other ideas and practices. These countries are home not only to the dominant universities and research facilities but also to the multinational corporations so powerful in the new global knowledge system. Information technology companies such as Microsoft and IBM, biotechnology and pharmaceutical firms (Merck or Genzyme), multinational publishers like Elsevier or Bertelsmann, among others, dominate the new international commerce in knowledge, knowledge-based products, and information technology. Smaller and poorer countries have little autonomy or competitive potential in the globalized world. Globalization in higher education exacerbates dramatic inequalities among the world’s universities.

The Commercialization of Knowledge and Higher Education

With the growing commercialization of higher education, the values of the marketplace have intruded onto the campus. One of the main factors is the change in society’s attitude toward higher education-which is now seen as a “private good” benefiting those who study or do research. In this view, it seems justified that the users should pay for this service as they would for any other service. The provision of knowledge becomes just another commercial transaction. The main provide the resources needed for an expanding higher education sector. Universities and other postsecondary institutions are expected to generate more of their funding. They have had to think more like businesses and less like educational institutions.

In this context a logical development is the privatization of public universities-the selling of knowledge products, partnering with corporations, as well as increases in student fees. The proliferation of private academic institutions of all kinds, especially in the for-profit sector, is another by-product of commercialization. Education companies, some of which call themselves universities, sell skills and training, awarding degrees or certificates to customers (students). Research is seen as a fungible product rather than an inquiry conducted to advance the frontiers of science

The WTO enters the Equation

In these changed circumstances, it is not surprising that those motivated by commerce, in government and in the private sector, would concern themselves with ensuring that “knowledge products” are freely traded in the international marketplace. If these interest groups have their way, higher education in all of its manifestations will be subject to free trade discipline just like bananas or airliners. The rules of the WTO, and its related General Agreement on Trade and Services (GATS), it must be remembered, are legally binding. There is a danger that regulations relating to higher education will be included in an international agreement “under the radar” and without much analysis. When something becomes part the WTO regime requirements and regulations, it is subject to complex arrangements. The implications for higher education are immense not only because of a new set of international regulations but because the university will be defined in an entirely new way: the overriding goal of GATS and the WTO is to guarantee market access to educational products and institutions of all kinds.

The trade in higher education is, of course, more difficult to codify than bananas. But efforts are now under way to do precisely this-to create a regime of guidelines and regulations to institute free trade in higher education. The WTO would help to guarantee that academic institutions or other education providers could set up branches in any country, export degree programs, award degrees and certificates with minimal restriction, invest in overseas educational institutional and training programs through distance technologies without controls, and so on.

Educational products of all kinds would be freely exported from one country to another. Copyright, patent, and licensing regulations, already part of international treaties, would be further reinforced. It would become very difficult to regulate the trade in academic institutions, programs, degrees, or products across international borders. Those wishing to engage in such imports and exports would have recourse to international tribunals and legal action. At present the jurisdiction over higher education is entirely in the hands of national authorities.

The questions raised by this initiative relate to the very idea of higher education and to the future of academe especially in the developing nations and in smaller countries. How would countries, or individual universities, maintain their academic independence in a world in which they had minimal practical and legal control over the import or export of higher education? How would accreditation or quality control be carried out? Would there be a distinction made between public or private nonprofit higher education-the “gold standard” for centuries-and the new and aggressive for –profit sector? Would wealthy profit-driven multinationals force other higher education institutions out of business? Would a full-time professoriate with claims to academic freedom survive? One thing is very clear –once the universities are part of the WTO jurisdiction, autonomy would be severely compromised and advanced education and research would become just another product subject to international treaties and bureaucratic regulations.

The greatest negative impact of WTO control over higher education would occur in the developing countries. These countries have the greatest need for academic institutions that can contribute to national development, produce research relevant to local needs, and participate in the strengthening of civil society. Once universities in developing countries are subject to an international academic marketplace regulated by the WTO, they would be swamped by overseas institutions and programs intent on earning a profit but not in contributing to national development. It is not clear that accrediting and quality control mechanisms that now exist in many countries would be permitted, at least as they relate to transnational educational providers.

Who should control Higher Education?

Every country needs to maintain essential control over its academic institutions. At the same time, individual universities need an adequate degree of autonomy and academic freedom if they are to flourish. For centuries, traditional universities have performed a central function in society. While that function has changed over time, it has not disappeared. The challenge of the new initiatives and globalization generally is one of the most serious since the medieval universities faced the rise of nationalism and the Protestant Reformation in the 16th century. For almost a millennium, universities have defined themselves as institutions with a core educational mission and a common understanding of the values of academe. For much of this period, universities were understood not only as institutions that provided education in practical fields of knowledge but as central cultural institutions in society. In the 19th century, science and research were added to the academic mission. Universities were recognized as special institutions by society precisely because their goals went beyond everyday commerce. Now, all of this is under threat.

The academic community itself is in responsible for the changes. Some universities have all too willingly allowed themselves to be caught up in commercial activities and to compromise their traditional roles. The establishment of “for-profit” subsidiaries by such renowned institutions as New York University and Columbia University is symbolic of these compromises. Monash University, a well-known Australian institution, is establishing profit-making branches overseas. The University of Chicago’s business school has much of their attention to providing profit-making consulting and setting up technology companies. Many universities have gone “online” to sell their courses and degrees to customers in all parts of the world.

If universities are to survive are intellectual institutions, they must pay close attention to their core responsibilities of teaching, learning, and research. Maintaining loyalty to traditional academic values will not be easy, but the costs of growing commercialization are much greater.

Governments and other public authorities should give the universities the support they need to fulfill their mission. Constantly squeezing the budget, demanding ever-greater accountability, and insisting that the university fundamentally change its goals does not in the long run serve the public interest. The public must also respect the underlying values of higher education.

The developing countries have special academic needs that must be protected, and any WTO-style treaty would inevitably harm the emerging academic systems of the developing countries. Third World universities are now involved in many international relationships, but these arrangements are based on national needs and allow choice among programs and partners.

The proposed WTO initiatives bring all of the pressures now being felt by universities worldwide into sharp focus. If higher education worldwide were subject to the strictures of the WTO, academe would be significantly altered. The idea that the university serves a broad public good would be weakened; and the universities would be subject to all of the commercial pressures of the marketplace-a marketplace enforced by international treaties and legal requirements. The goal of having the university contribute to national development and the strengthening of civil society in developing countries would be impossible to fulfill. Universities are indeed special institutions with a long history and a societal mission that deserve support. Subjecting academe to the rigors of a WTO-enforced marketplace would destroy one of the most valuable institutions in any society.

[spring 20001. Reprinted in revised form with permission from
The Chronicle of Higher Education]


Xin giới thiệu bài dịch của TS. Phạm Thị Ly

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ WTO: TOÀN CẦU HÓA MỘT CÁCH ĐIÊN CUỒNG

Philip Altbach

Giáo dục đại học đang ngày càng bị coi là một sản phẩm thương mại để mua và bán giống như những thứ hàng hóa khác trên thị trường. Thương mại hóa giáo dục giờ đây đã vươn ra thị trường toàn cầu. Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organisation-WTO) đang xem xét một loạt các đề nghị về việc xem giáo dục đại học như một lĩnh vực thương mại nhằm bảo đảm cho việc xuất nhập khẩu giáo dục đại học tuân theo những luật lệ phức tạp, những quy định pháp quy theo nghị định thư WTO và bảo đảm cho nó gần như không bị hạn chế. Ở Hoa Kỳ, Ủy ban Quốc gia về Thương mại Quốc tế trong Giáo dục và một nhóm các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục chủ yếu vì lợi nhuận đang ủng hộ cho sáng kiến này. Các tổ chức giáo dục kể cả Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ cũng không được mời tham gia công việc này. Sáng kiến của WTO đặt ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với lý tưởng truyền thống của trường đại học, cũng như đối với quyền kiểm soát giáo dục của quốc gia, thậm chí của các trường, vì vậy rất cần được cân nhắc hết sức thận trọng. Chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng thực sự trong giáo dục đại học, một cuộc cách mạng có khả năng làm biến đổi hết sức sâu sắc những hiểu biết của chúng ta về vai trò của trường đại học. Ý nghĩa của điều đó thật lớn lao tuy vậy có rất ít thảo luận hoặc hiểu biết đã đạt được về vấn đề này. Đặc biệt đáng phải cảnh báo- tuy không có gì đáng ngạc nhiên- là Văn phòng Công nghiệp Dịch vụ thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đứng đàng sau những nỗ lực thương mại hóa giáo dục đại học ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu.

Tôi không phản đối toàn cầu hóa như một thực tế hay như một khái niệm. Các trường đại học ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng đều đang bị xu hướng toàn cầu hóa chi phối- đại chúng hóa giáo dục, tác động của công nghệ truyền thông, trách nhiệm của các trường đối với nhà nước, một lực lượng giảng viên ngày càng tăng tính chất quốc tế và lưu động, mạng lưới nghiên cứu toàn cầu, và nhiều hiện tượng khác nữa.

Rất nhiều hiện tượng trên đây đang nối kết các trường đại học với hệ thống đại học toàn cầu. Việc sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chung cho truyền thông khoa học và giảng dạy, nhất là khi kết hợp với internet đã khiến cho việc giao tiếp thành ra dễ dàng và nhanh chóng hơn. Sự ra đời của các trường đại học đa quốc gia khiến việc phổ biến những chương trình đào tạo mới và nhiều cải cách khác biến thành hiện thực nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu tức thời của những nước mà hệ thống giáo dục đại học chưa có đủ những nhà cung cấp tương xứng.

Trong nhiều thế kỷ, các trường đại học đã được xem là nơi đào tạo những nghề nghiệp cần phải học (như luật, y khoa và thần học) cũng như giáo dục các bộ môn khoa học. Với tư cách một tổ chức độc lập và nhiều khi mang tính chất phản biện, trường đại học có vai trò bảo tồn, làm sáng tỏ, và có khi mở rộng lịch sử và văn hóa của xã hội. Trong thế kỷ 19, trường đại học được bổ sung thêm nhiệm vụ nghiên cứu, và tiếp theo sau đó ít lâu là nhiệm vụ cung cấp một số dịch vụ cho xã hội. Các trường đại học đã từng chủ yếu được nhà nước hay nhà thờ tài trợ. Thậm chí các trường được tài trợ từ các nguồn tư nhân cũng xác định sứ mạng của họ là phục vụ xã hội. Giáo dục đã được xem là hàng hóa công (public good), một thứ mang lại những đóng góp có giá trị cho xã hội và do vậy đáng được tài trợ.

Trường đại học đã là nơi học tập, nghiên cứu và phục vụ xã hội thông qua ứng dụng tri thức. Các nhà khoa học đã được tạo điều kiện tách khỏi áp lực xã hội -thông qua cơ chế tự do học thuật- một cách hoàn toàn đúng đắn bởi vì họ phục vụ cho lợi ích rộng lớn hơn của xã hội. Cơ chế bổ nhiệm vào biên chế bảo vệ các giáo sư để bảo đảm cho họ quyền tự do giảng dạy và nghiên cứu mà không phải lo lắng về những trừng phạt của xã hội.

Những nhân tố bất lợi của toàn cầu hóa

Ngày nay, những xu hướng như tăng cường sử dụng internet và sự toàn cầu hóa của tri thức có tiềm năng tạo ra những vấn đề nghiêm trọng đối với các trường đại học và các hệ thống đào tạo đại học ở những nước nhỏ hơn hoặc nghèo hơn. Trong một thế giới bị phân cực thành những trung tâm và vùng ngoại biên, các trung tâm sẽ tăng trưởng mạnh hơn và áp đảo hơn khiến các vùng ngoại biên ngày càng bị cách ly khỏi nhịp điệu phát triển xã hội. Sự tăng trưởng bất bình đẳng này diễn ra trong thực tế mạnh hơn nhiều so với những tuyên bố chính thức. Có rất ít khoảng trống để các trường đại học hay các hệ thống đào tạo đại học phát triển một cách độc lập trong khung cảnh hệ thống giáo dục đại học toàn cầu đang ngày càng cạnh tranh và biến chuyển nhanh và bị thống trị bởi những trường đại học đẳng cấp quốc tế ở những nước công nghiệp hóa. Những trung tâm học thuật truyền thống trở thành mạnh hơn và thống trị áp đảo hơn bao giờ hết, chủ yếu là ở các nước nói tiếng Anh (Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và một số nước thuộc Liên hiệp Châu Âu như Đức, Pháp, và về vài khía cạnh là Ý và Tây Ban Nha).

Những chuẩn mực, giá trị, ngôn ngữ, đổi mới khoa học và sản phẩm tri thức của các nước trong khu vực trung tâm đẩy ra ngoài những ý tưởng và thực tế khác. Các nước này là không chỉ là vương quốc của những trường đại học và cơ sở nghiên cứu thống trị toàn cầu, mà còn là của những tập đoàn đa quốc gia vô cùng hùng mạnh. Những công ty công nghệ thông tin như Microsoft và IBM, những doanh nghiệp công nghệ sinh học và y dược như Merck hay Genzymer, những nhà xuất bản đa quốc gia như Elsevier hay Bertelmann, cùng với những công ty khác, đang thống trị thương mại quốc tế trong lãnh vực tri thức, những sản phẩm dựa trên tri thức và công nghệ thông tin. Những nước nhỏ hơn và nghèo hơn có rất ít tự chủ hay tiềm năng cạnh tranh trong thế giới toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa trong giáo dục đại học làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng sâu sắc giữa các trường đại học trên thế giới.

Thương mại hóa tri thức và giáo dục đại học

Với sự phát triển xu hướng thương mại hóa của giáo dục đại học, những giá trị của thị trường đã ùa vào trường đại học và bắt nhà trường phải thay đổi theo ý nó. Một trong những nhân tố chính là sự thay đổi trong thái độ của xã hội đối với trường đại học. Giáo dục đại học giờ đây được xem là một “lợi ích tư” mang lại lợi ích cho những người học tập hay nghiên cứu. Theo quan điểm này, có vẻ hợp lý khi cho rằng người sử dụng dịch vụ giáo dục phải trả tiền cũng giống như khi họ sử dụng những dịch vụ khác. Việc cung cấp tri thức trở thành một giao dịch thương mại đơn thuần. Nhà nước, người đóng vai trò cung cấp ngân sách chủ yếu, ngày càng không muốn hoặc không có khả năng cung cấp nguồn lực đủ cho việc mở rộng giáo dục đại học. Người ta mong đợi các trường đại học tự tạo ra ngân sách hoạt động cho mình. Họ phải suy nghĩ giống như các doanh nghiệp hơn là như những tổ chức giáo dục.

Trong bối cảnh đó sự phát triển hợp lý sẽ là tư nhân hóa các trường đại học công lập- bán các sản phẩm tri thức, tham gia các hợp tác liên kết, cũng như tăng học phí. Sự sinh sôi nảy nở của đủ mọi loại trường tư nhất là trong thành phần vì lợi nhuận, là một sản phẩm phụ của thương mại hóa. Các công ty giáo dục, trong đó có những công ty tự gọi mình là trường đại học, bán các kỹ năng và các chương trình đào tạo, cấp văn bằng và chứng chỉ cho khách hàng tức các sinh viên. Nghiên cứu được coi là một sản phẩm có thể thay thế được hơn là một yêu cầu được thực hiện nhằm mở rộng biên giới của khoa học.

Khi WTO tham gia vào phương trình

Trong bối cảnh đã thay đổi này, không có gì đáng ngạc nhiên khi những người được động cơ thương mại thúc đẩy, trong nhà nước cũng như trong thành phần tư nhân, bận tâm tới việc bảo đảm cho “sản phẩm tri thức” được coi như được phép mua bán tự do trên thị trường quốc tế. Nếu những nhóm lợi ích này có cách của họ, giáo dục đại học sẽ được bán tự do từng môn chẳng khác chi chuối, táo, hay vé máy bay. Quy tắc của WTO và liên quan tới nó là Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (General Agreement on Trade and Services-GATS), phải được ghi nhớ và ràng buộc về mặt pháp lý. Mối hiểm nguy là ở chỗ những quy định liên quan tới giáo dục đại học bao gồm trong một hiệp ước quốc tế như thế lại không được biết đến và phân tích một cách thấu đáo. Khi một cái gì đó trở thành một bộ phận của chế độ WTO, nó sẽ được chi phối bởi vô số thứ quy định và thỏa thuận phức tạp. Ý nghĩa của nó đối với giáo dục đại học rất rộng không chỉ vì những quy định quốc tế mới mà còn vì trường đại học sẽ được định nghĩa theo một cách hoàn toàn mới: mục tiêu tối thượng của GATS và WTO là bảo đảm cho việc tiếp cận tự do đối với thị trường giáo dục bao gồm tất cả các loại sản phẩm giáo dục và tổ chức giáo dục.

Thương mại trong giáo dục đại học tất nhiên là khó soạn thành luật lệ hơn so với mua bán chuối,táo hay máy bay. Nhưng đang có những nỗ lực nhằm soạn thảo những luật lệ ấy một cách chính xác, cẩn thận, nhằm tạo ra một chế độ bao gồm các quy định và hướng dẫn thực hiện để bắt đầu tự do thương mại trong giáo dục đại học. WTO sẽ giúp bảo đảm cho các trường đại học hay các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục có thể xây dựng chi nhánh ở bất cứ nước nào, xuất khẩu các chương trình đào tạo cấp bằng, được phép cấp bằng hay chứng chỉ gần như không hạn chế, đầu tư vào các trường và những chương trình đào tạo ngoài nước thông qua công nghệ từ xa mà không có những kiểm soát cần thiết, vân vân và vân vân.

Sản phẩm giáo dục các loại sẽ được tự do xuất khẩu từ nước này sang nước khác. Quyền tác giả, bằng sáng chế, quy định cấp phép đã là một phần của các hiệp định quốc tế, sẽ là những nhân tố củng cố thêm và làm cho việc xuất khẩu ấy mạnh mẽ hơn. Sẽ rất khó điều chỉnh thương mại xuyên quốc gia giữa các trường, các chương trình đào tạo, bằng cấp. Những người muốn thực hiện xuất nhập khẩu giáo dục sẽ cầu viện tới các tòa án quốc tế và bộ máy hành pháp. Hiện nay quyền hạn xét xử các vụ việc liên quan tới giáo dục đại học hoàn toàn nằm trong tay giới chức có thẩm quyền ở các quốc gia.

Câu hỏi đặt ra liên quan tới ý tưởng về giáo dục đại học và tương lai của trường đại học nhất là ở các nước nhỏ và các quốc gia đang phát triển. Làm thế nào các nước, hay các trường đại học, có thể duy trì được sự độc lập của mình trong một thế giới mà họ có rất ít khả năng kiểm soát trong thực tế và về mặt pháp lý đối với việc xuất nhập khẩu giáo dục đại học? Làm thế nào có thể thực hiện kiểm định hay kiểm soát chất lượng? Có chăng sự khác biệt hay tương phản giữa trường đại học công hay đại học tư phi lợi nhuận- “tiêu chuẩn vàng” của các thế kỷ trước- với những trường mới thành lập và xông xáo tìm lợi nhuận? Có chăng việc những công ty đa quốc gia giàu có, kinh doanh giáo dục vì lợi nhuận sẽ khiến các trường đại học khác phải đóng cửa? Liệu tập thể các giáo sư làm việc toàn thời gian với yêu sách về quyền tự do học thuật có thể tồn tại được chăng? Một điều hết sức rõ ràng là một khi trường đại học là một bộ phận dưới quyền thực thi pháp luật của WTO, thì quyền tự chủ của các trường sẽ phải thỏa hiệp một cách đáng kể và giáo dục bậc cao cũng như nghiên cứu sẽ chỉ là một sản phẩm được điều chỉnh bởi các hiệp định quốc tế và các quy định quan liêu.

Tác động tiêu cực nhất trong việc WTO kiểm soát giáo dục đại học sẽ xuất hiện ở các nước đang phát triển. Những nước này có nhu cầu to lớn nhất về những trường đại học có khả năng đóng góp cho sự phát triển của quốc gia, có khả năng thực hiện những nghiên cứu quan yếu đối với nhu cầu của địa phương và tham gia vào việc củng cố xã hội dân sự. Khi các trường đại học trong những nước đang phát triển phụ thuộc vào một thị trường đào tạo quốc tế được điều chỉnh bởi WTO, họ sẽ bị che khuất bởi những trường nước ngoài nhằm mục đích lợi nhuận mà không đóng góp cho sự phát triển quốc gia. Không có gì rõ ràng về việc các cơ chế kiểm định và kiểm soát chất lượng hiện đang tồn tại ở nhiều nước liệu có được phép thực hiện hay không, ít nhất là khi nó liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục ngoài phạm vi quốc gia của họ.

Ai nên là người kiểm soát giáo dục đại học?

Mọi quốc gia đều cần phải duy trì một sự kiểm soát cần thiết đối với các cơ sở đào tạo của mình. Đồng thời, các trường cũng cần một mức độ tự chủ thích đáng và tự do học thuật để phát triển lành mạnh. Trong nhiều thế kỷ trước đây, các trường đại học truyền thống đã hoạt động với chức năng là trung tâm của xã hội. Tuy chức năng ấy đã thay đổi qua thời gian, nó vẫn không biến mất. Thử thách của những sáng kiến mới và toàn cầu hóa là một trong những thử thách nghiêm trọng nhất kể từ khi các trường đại học thời trung cổ đương đầu với chủ nghĩa quốc gia và cuộc cải cách của Đạo Tin lành trong thế kỷ 16. Trong gần một ngàn năm, các trường đại học đã tự định nghĩa mình là những tổ chức với sứ mạng giáo dục dựa trên những hiểu biết phổ biến về giá trị của nhà trường. Trong phần lớn quãng thời gian này, các trường được xem như không chỉ là những đơn vị đào tạo tri thức chuyên môn trong một ngành nghề cụ thể nào đấy mà còn là những tổ chức văn hóa chủ yếu của xã hội. Trong thế kỷ 19, khoa học và nghiên cứu được bổ sung vào sứ mạng của nhà trường. Các trường đại học được xã hội công nhận một cách hoàn toàn đúng đắn là những tổ chức đặc biệt bởi vì mục tiêu của nó vượt xa những hoạt động thương mại hàng ngày. Ngày nay tất cả những điều đó đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Bản thân cộng đồng các nhà khoa học cần có trách nhiệm đối với các thay đổi. Một số trường sẵn lòng hoan hỉ tự cho phép mình chạy theo các hoạt động thương mại và thỏa hiệp với vai trò truyền thống của mình. Việc xây dựng những đơn vị phụ thuộc “vì lợi nhuận” cuả những trường đại học danh tiếng như New York University và Columbia là biểu tượng của những thỏa hiệp ấy. Monash University, một trường đại học nổi tiếng của Úc, đang xây dựng những chi nhánh hoạt động nhằm kiếm lợi nhuận ở nước ngoài. Trường Kinh doanh của Đại học Chicago rất quan tâm đến hoạt động tư vấn xây dựng các công ty công nghệ, vì nó mang lại nguồn thu cho nhà trường. Rất nhiều trường đại học lên mạng internet để bán các khóa học và bằng cấp của họ trên toàn thế giới.

Nếu các trường đại học định tồn tại như những tổ chức trí tuệ, họ phải quan tâm đến trách nhiệm cốt yếu của mình về giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Giữ vững sự trung thành với những giá trị học thuật truyền thống không phải là điều dễ dàng, nhưng cái giá phải trả cho sự tăng cường thương mại hóa giáo dục còn lớn hơn nhiều.

Nhà nước và những người có thẩm quyền cần hỗ trợ các trường thực hiện sứ mạng của họ. Thường xuyên siết chặt ngân sách, yêu cầu sự giải trình trách nhiệm nghiêm ngặt hơn bao giờ hết, đòi hỏi các trường thay đổi một cách cơ bản mục tiêu của nó không phải là những điều có thể phục vụ lợi ích lâu dài của xã hội. Công chúng cũng cần phải tôn trọng những giá trị bên trong của giáo dục đại học.

Những nước đang phát triển có nhu cầu đào tạo đặc biệt phải được bảo vệ, và bất cứ hiệp định nào theo kiểu WTO cũng sẽ chắc chắn gây tổn hại cho sự hình thành hệ thống đào tạo và học thuật của các nước đang phát triển. Các trường đại học của thế giới thứ ba giờ đây liên quan tới rất nhiều quan hệ quốc tế, nhưng những thỏa thuận này cần phải dựa trên nhu cầu của quốc gia và cho phép có sự lựa chọn giữa những chương trình đào tạo khác nhau và các đối tác khác nhau.

Những sáng kiến của WTO khiến áp lực các trường đại học trên toàn cầu đang cảm thấy càng trở nên tập trung và rõ nét hơn. Nếu giáo dục đại học trên thế giới trở thành phụ thuộc vào những chỉ trích nghiêm khắc của WTO, nhà trường sẽ biến đổi một cách sâu sắc. Lý tưởng cho rằng trường đại học có sứ mạng phục vụ cho lợi ích công rộng lớn sẽ yếu đi, và các trường sẽ lệ thuộc vào áp lực thương mại của thị trường- một thị trường bị buộc phải tuân thủ các hiệp định quốc tế và các yêu cầu pháp lý. Mục tiêu có những trường đại học đóng góp cho sự phát triển của quốc gia và củng cố xã hội dân sự trong các nước đang phát triển sẽ thành ra không thể thực hiện được. Các trường đại học quả thực là những tổ chức đặc biệt với một lịch sử lâu dài và một sứ mạng xã hội xứng đáng phải được ủng hộ. Bắt nhà trường lệ thuộc vào một thị trường bị buộc phải tuân thủ sự nghiêm ngặt của WTO là phá hủy một trong những tổ chức quý giá nhất của bất cứ xã hội nào.

XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

ĐỖ THỊ XUÂN DUNG
(Đăng tải ở Tạp chí Kỉ niệm 50 năm ĐH Huế)
Bài viết nhằm đề cập xu hướng “toàn cầu hoá” (TCH) và những cơ hội, thách thức của TCH đối với công tác giáo dục đại học. Trên cơ sở tóm tắt những nội dung chính trong hai chương 8 và 9 của quyển sách “The Globalization of Higher Education” do tác giả Peter Scott (1998) chủ biên và hiệu đính, cùng với việc thảo luận quanh một số quan điểm của một vài tác giả khác về chủ đề này, tác giả bài viết mong muốn phản ánh một phần thực trạng công tác giáo dục đại học trong bối cảnh TCH, cùng những cơ hội và thách thức mà xu hướng TCH mang lại cho công tác giáo dục đại học, cụ thể là ảnh hưởng đến vai trò, nhiệm vụ và chiến lược của một trường đại học. Những thảo luận trong bài viết này dựa trên cơ sở tổng hợp tài liệu, quan sát và phân tích tình huống, nêu nhận định và bàn luận. Qua đó, bài viết nêu bật những cơ hội và thách thức mà các cơ sở giáo dục đại học đang đối mặt; và sự chuẩn bị của một trường đại học để đón nhận và giải quyết những vấn đề trên một cách hợp lý và hiệu quả ĐẶT VẤN ĐỀ Xu hướng toàn cầu hoá (TCH) (Globalisation) đã và đang được đề cập một cách sâu rộng trong mọi mặt của đời sống xã hội của nhiều nước trên toàn thế giới. TCH trở thành một hiện tượng, một mối quan tâm lớn, tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn trên mọi phương diện cuộc sống của con người trong thế kỷ 21. Không nằm ngoài những mối quan tâm đó, giáo dục- đặc biệt là giáo dục đại học - cũng có những ảnh hưởng nhất định từ xu hướng TCH. Những cơ hội và thách thức mà TCH tạo ra cho giáo dục đại học đã đặt ra cho những nhà quản lý giáo dục các câu hỏi lớn: Đó là: Làm thế nào để tận dụng tối đa các cơ hội mà TCH mang lại cho giáo dục đại học?; đồng thời bằng cách nào để đi trước, đón đầu chuẩn bị điều kiện tối ưu để đối mặt với những thách thức của TCH? Trong quyển sách “Toàn cầu hoá trong giáo dục đại học” do Peter Scott (1998) chủ biên và hiệu đính, chương 8 và 9 đề cập các khía cạnh liên quan đến cơ hội và thách thức của TCH đối với giáo dục đại học. Trên cơ sở phản ánh và phân tích các phạm trù trên, đồng thời bàn luận những quan điểm của một số tác giả khác chung quanh cùng một chủ đề, đề xuất về những thay đổi cần có trong cơ chế giáo dục đại học hiện nay sẽ được giới thiệu và bàn bạc giải quyết. II. NỘI DUNG
1.1. “Toàn cầu hoá” và những ảnh hưởng của nó đến các mặt của đời sống xã hội
Trước hết, hãy cùng định nghĩa thế nào là “toàn cầu hoá”. Xét theo quan điểm lịch sử, từ khi khái niệm này ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, là do những nhu cầu trao đổi thông thương trong kinh tế, nên nhiều người cho rằng toàn cầu hoá chính là do những quan hệ trao đổi kinh tế giữa các quốc gia tạo nên. Tuy nhiên, toàn cầu hoá không dừng lại ở nghĩa hẹp như thế. Từ điển Wikipedia tiếng Việt (truy cập ngày 12/ 02/ 2006) đưa ra định nghĩa rằng “TCH là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong kinh tế, tạo ra bởi mối kiên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu”. Tác động của TCH, vì thế, cũng rộng khắp trên các khía cạnh kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội và ngôn ngữ … Thomas Friedman là một nhà báo, nhà bình luận có nhiều trải nghiệm thực tiễn và cũng là người đưa ra những mẩu chuyện thực tế sinh động để định nghĩa về toàn cầu hoá. Tuy những thảo luận của ông hơi thiên về kinh tế toàn cầu hơn là những lĩnh vực khác, nhưng ít nhất thì cái nhìn toàn diện của Friedman cũng giúp chúng ta hiểu một cách cụ thể và sâu sắc hơn về toàn cầu hoá. Theo Friedman (2005), TCH là một quá trình phát triển năng động, là sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ- theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn
Định nghĩa về TCH một cách rộng hơn, Scott (1998) còn nhấn mạnh vào những tác động của thay đổi về môi trường toàn cầu, các đe doạ và xung đột về chính trị và xã hội giữa các quốc gia, sự phát triển của văn hoá ngoại lai và pha trộn với văn hoá bản địa… Thông qua những cách định nghĩa trên, chúng ta có thể hình dung được phần nào khái niệm TCH. Toàn cầu hoá là một hiện tượng mà sự xuất hiện và lớn mạnh của nó đã dần xoá đi khoảng cách giữa các quốc gia và làm mờ đi ranh giới truyền thống giữa chính trị, văn hoá, công nghệ, tài chính, an ninh quốc gia và hệ sinh thái… ngay chính trong mỗi một quốc gia. (Friedman, 2005). Rõ ràng toàn cầu hoá đã và đang có những ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Friedman còn cho rằng chúng ta không thể bàn bạc, giải thích về một khía cạnh của TCH mà không đề cập đến các khía cạnh khác, hoặc không thể có được cái nhìn toàn cục nếu không xem xét hết tất cả mọi mặt. Xét cụ thể về giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học- bậc học có những ảnh hưởng nhất định bởi toàn cầu hoá và những hệ quả của nó, TCH không chỉ tạo ra những cơ hội cho giáo dục đại học vươn lên một tầm cao mới với một vị thế mới, mà còn đặt ra những thách thức lớn cho những nhà quản lý giáo dục phải đầu tư suy nghĩ để có những định hướng chiến lược cho cơ sở đào tạo của mình. Những thách thức này không hẳn là trở lực, mà chúng chính là động lực thúc đẩy phát triển nếu các nhà quản lý giáo dục có một tầm nhìn chiến luợc, biết đón đầu, tận dụng cơ hội và song hành cùng nó. Những cơ hội mà TCH mang lại cho giáo dục đại học trên toàn thế giới
2. Những thay đổi có lợi cho các cơ sở đào tạo đại học
2.1. Thay đổi về lượng
Sadlak (1998) cho rằng quy mô toàn cầu đã làm mở rộng các cơ sở đào tạo đại học và gia tăng số lượng sinh viên vào đại học hằng năm. Con số thống kê về số lượng sinh viên tại các cơ sở đào tạo Đại học trên thế giới tăng hơn 60% trong khoảng 15 năm (1980-1995) đã chứng tỏ rằng việc gia tăng về số lượng sinh viên học đại học là một bằng chứng rõ rệt của toàn cầu hoá. Ở đây, chúng ta không thể phủ nhận mối quan hệ hữu cơ giữa sự phát triển kinh tế của các quốc gia và số lượng người học đại học của quốc gia đó. Nền kinh tế phát triển kéo theo việc xuất hiện các ngành nghề mới và nhu cầu về nguồn nhân lực mới có tri thức và kỹ năng, tay nghề thành thạo. Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, việc tham gia học đại học trở nên vô cùng cần thiết, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo nhiều ngành nghề phục vụ xã hội. Trái lại, ở một số quốc gia nghèo đói trên thế giới nơi mà nền kinh tế còn kém phát triển, mối quan tâm hàng đầu của người dân không phải là cho con cái học hết đại học hoặc trên đại học. Sadlak (1998) còn cho rằng giáo dục đại học giờ đây cũng có sự biến chuyển mới có tính hệ thống, với biểu hiện là những trường đại học trước đây chỉ dành cho người giàu sang, có quyền thế, mang vị trí độc tôn (Élite system) thì nay trở thành “đại trà”, “công chúng” (mass system) hơn.
Scott (1998) sử dụng thuật ngữ “Mass Higher Education” (có nghĩa là “giáo dục đại học đại trà”) để chỉ sự chuyển dịch từ những cơ sở đào tạo đại học “quý tộc”, chỉ dành cho người quyền thế, giàu sang… sang những cơ sở đào tạo mang tính đại trà, dành cho nhiều tầng lớp trong xã hội. Ở nước ta trong 10 năm trở lại đây, hiện tượng xuất hiện nhiều trường đại học mới, nhiều hình thức đào tạo và ngành đào tạo mới cũng như chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi ngành tăng vọt … đã minh chứng điều này. Nếu việc thi vào đại học của học sinh 10 năm về trước là nỗi lo lắng, căng thẳng vì có ít cơ hội do có ít trường, ít ngành, ít chỉ tiêu… thì đến bây giờ sinh viên có thể dễ dàng chọn nhiều trường để dự thi, đăng ký nhiều nguyện vọng để được xét tuyển và kể cả việc vào học trường dân lập, nếu không đỗ vào công lập. Từ đó có thể nhận định rằng tính phổ cập, phổ quát hoá tuy không được khuyến khích áp dụng vào môi trường đào tạo đại học, nhưng trong bối cảnh nhu cầu được học đại học ngày càng cao của một đất nước có hơn 80 triệu người dân, chiến lược mở rộng quy mô tuyển sinh để ngày càng có nhiều thanh niên được đào tạo, trang bị tri thức và kỹ năng làm việc trong các lĩnh vực khác nhau thông qua con đường giáo dục đại học là cần thiết và không thể né tránh. Việc đưa ra khái niệm ‘Giáo dục Đại học đại trà’ (Mass Higher Education) của Scott (1998) vì thế có ý nghĩa hết sức thiết thực nhằm đáp ứng các nhu cầu tất yếu của xã hội phát triển.
Tóm lại, TCH với những biến chuyển về hiệu quả kinh tế của mỗi nước đã đưa nhiều người đến với giáo dục đại học hơn, đơn giản chỉ vì nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế tri thức đã giúp cải thiện đói nghèo và lạc hậu. Nhiều cơ sở đào tạo ĐH trên thế giới đã có những chính sách thu hút càng ngày càng nhiều sinh viên vào học, và nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội đã được tạo điều kiện để được học đại học. Nếu chỉ cho rằng toàn cầu hoá làm thay đổi diện mạo của đào tạo đại học thông qua các con số thống kê số lượng sinh viên nhập học tăng lên, thì có lẽ chưa đủ thuyết phục. Sự thay đổi về chất trong giáo dục đại học đã nâng vai trò, vị trí của toàn cầu hóa đối với giáo dục đại học lên một tầm cao mới. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên toàn cầu đã mang đến cho nhân loại một món quà vô giá, đó là công nghệ thông tin và giao tiếp, mà cơ bản nhất là Internet, một hình thức giao tiếp hiệu quả với chi phí thấp nhất (Sadlak, 1998; Friedman, 2005). Internet không còn là phương tiện sở hữu trí tuệ của riêng một con người cụ thể nào mà bất cứ ai cũng có thể tận dụng nó để học hỏi và giao tiếp. Sinh viên ngày nay ở các cơ sở đào tạo ĐH hiện đại trên thế giới tiếp thu tri thức, thông tin cũng như làm bài tập, giao tiếp với bạn bè, học nhóm, trao đổi thông tin… thông qua con đường Internet. Sadlak đề cập khái niệm “Trường Đại học ảo” (Virtual University) trên mạng nhằm nói đến các loại hình đào tạo từ xa hiện nay mà sinh viên nhiều nước rất quan tâm. Chỉ với một máy tính nối mạng, sinh viên đăng ký học MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) tại một trường học ở Hoa kỳ, chẳng hạn, có thể ngồi tại nhà ở Việt nam và trao đổi bài vở với giáo sư ở Mỹ hoặc với bạn bè ở các nước khác. Họ thảo luận, đọc bài, làm bài và gửi bài lên mạng cho giáo viên chấm, nhận kết quả… và cuối cùng là nhận bằng đại học của nước ngoài mà không cần phải đặt chân đến nước đó, tất cả đều thông qua con đường Internet. Toàn cầu hoá với sự ra đời của phong cách giao tiếp toàn cầu qua Internet đã mang đến cho nhiều sinh viên cơ hội học tập, tìm kiếm thông tin, làm quen bạn bè, giao tiếp có lợi và có nhiều sự lựa chọn cho việc học đại học của mình hơn. Việc học hỏi thông qua Internet không những tiết kiệm cho người học nhiều thời gian, kinh phí đi lại, ăn ở, kinh phí mua sách… mà nó còn góp phần nâng cao chất lượng của việc học, đặc biệt là việc tự học; do các thông tin trên internet vừa đa dạng, phong phú, vừa được cập nhật đến từng giờ, từng phút. Chính điều này đã giúp cho những “trí thức tương lai thế hệ @” nâng cao chất lượng chuyên môn của mình mà những thế hệ trước họ chưa chắc đã có điều kiện như họ. Mặc dầu kiểu học truyền thống không được khuyến khích bãi bỏ, nhưng nếu tồn tại đồng thời một sự kết hợp giữa phong cách truyền thống ở giảng đường và phong cách hiện đại_ thể hiện qua việc các môn học được dạy và thuyết trình, xê-mi-na qua mạng, sinh viên chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng_ thì các cơ sở đào tạo đã có thể tận dụng được nhiều cơ hội mà toàn cầu hoá đã mang lại cho họ. TCH rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi mà đối tượng thừa hưởng không chỉ là những người làm kinh tế. Giáo dục đại học hơn bao giờ hết cần có những tận dụng triệt để các tiềm năng và kết quả của công cuộc đổi mới, cuộc cách mạng về KHCN để phát triển trong điều kiện ít tốn kém ngân sách quốc gia nhất.
2.2. Sinh viên du học nuớc ngoài
Trong sự cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu, chúng ta thấy xuất hiện một trào lưu mới đang rất thịnh hành trên thế giới, mà đặc biệt là ở các nước châu Á; đó là “du học”. Sadlak (1998) nhận định rằng trong thập kỷ trước, chỉ có một số nước thu hút nhiều lượng sinh viên quốc tế đến học đại học mà đứng đầu là Hoa Kỳ (hơn 30% của toàn bộ sinh viên quốc tế đến các nước), Pháp (11%), Đức, Anh (10%), Liên bang Nga, Nhật bản…; thì nay các nước châu Á đang dần vươn lên chiếm một số vị trí cao trong việc thu hút lưu học sinh nước ngoài. Một lần nữa, điều này khẳng định mối quan hệ tương hỗ giữa sự lớn mạnh về kinh tế và sức mạnh về giáo dục và khoa học. Tuy nhiên, không chỉ các nước nói trên mà ngày nay rất nhiều quốc gia khác đã gia tăng chính sách thu nhận sinh viên quốc tế. Ở nhiều nước trên thế giới, sinh viên quốc tế đông đến mức có thể thành lập cả một “cộng đồng sinh viên quốc tế” (Hoa kỳ, Anh, Pháp, Úc, Nga, Nhật …). Có thể nhận định rằng TCH với bản chất đã đề cập ở trên là ‘xoá mờ ranh giới và sự phân biệt giữa các quốc gia’ đã thực sự tạo cơ hội cho nhiều thanh niên có điều kiện tiếp cận với nhiều nền giáo dục hiện đại có chất lượng trên thế giới. Đây là một trong những cơ hội lớn mà thế hệ công dân @ được thừa hưởng. Kinh tế phát triển cũng chính là điều kiện để các bậc cha mẹ có thể đáp ứng cho con cái mình được du học, với hy vọng chúng sẽ được tiếp thu những tinh hoa từ các nền giáo dục tiên tiến. Điều này không có nghĩa là các cơ sở đào tạo đại học trong nước không thể đáp ứng nhu cầu đào tạo đại học. Nhưng một khi đã có sự cạnh tranh về kinh tế trong xu hướng hội nhập chung, cạnh tranh sẽ cũng sẽ tương tự xảy ra đối với giáo dục đại học. Nếu các cơ sở đào tạo trong nước không đủ sức cạnh tranh với các trường đại học ở nước ngoài, việc du học của sinh viên trở thành điều hiển nhiên và tất yếu khi gia đình họ có thể cung cấp tiền ăn ở, sinh hoạt phí cao hơn nhiều lần so với trong nước, bù lại con cái của họ được tiếp cận nền giáo dục hiện đại, được phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong môi trường học tập và giao tiếp hiện đại. Sadlak (1998) nêu một số ích lợi của sinh viên khi du học ra nước ngoài như: Tiếp thu nhiều kiến thức, kỹ năng mới, Trau dồi vốn ngoại ngữ, và khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ để giao tiếp và học tập. Làm quen với phong cách dạy học hiện đại và phương tiện hỗ trợ học tập hiện đại, Cơ hội mua sắm sách vở, phần mềm tiện ích…Thiết lập mối quan hệ giao tiếp rộng lớn, phát triển mối liên kết về chuyên môn, nghề nghiệp Làm quen với trường mới, môi trường học tập và sinh hoạt mới..< Phát triển tính độc lập và tự tin… Ngoài những ích lợi kể trên, có thể thấy tầm nhìn và kiến thức về văn hoá của mỗi một sinh viên sau khi du học nước ngoài trở về đã đổi khác rất nhiều. Khi đi xa, họ nhìn nhận, tâm đắc, phân tích, áp dụng… để rồi khi trở về quê nhà, những trí thức trẻ với lòng nhiệt huyết sẽ có những hành động mang tính chiến lược để cải thiện cuộc sống của người dân ở quê hương. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi lưu học sinh quốc tế, các nước phát triển còn nghĩ cách nhắm đến đối tượng sinh viên ở các nước đang phát triển bằng cách thiết lập các lọai hình đào tạo tại chỗ (on-site), đan xen (sandwich), từ xa (distance)…. Các trường Đại học danh tiếng ở Úc hiện đang có các cơ sở đào tạo tại nước ngoài (offshore) như Việt nam, Trung quốc … Họ gửi chuyên gia giảng viên sang Việt nam, Trung quốc trực tiếp giảng dạy ; sinh viên có thể chọn học tại chỗ hoặc đi về giữa hai nước ; được giao cho mã số để truy cập thư viện dữ liệu của Trường… và bằng cấp quốc tế được công nhận tương đương như khi du học ở nước ngoài. Không ai có thể phủ nhận cơ hội mà TCH đã mang lại cho thế hệ trẻ ở Việt nam trong 20 năm trở lại đây. Việc hiện nay một phần lớn các giảng viên và nhà nghiên cứu ở các trường đại học trên cả nước có bằng cấp được đào tạo ở các nước tiên tiến chính là hệ quả của sự phát triển kinh tế của Việt nam có sự trợ giúp của các nước bạn trong các chương trình liên kết, hợp tác, học bổng hỗ trợ, phát triển … hay do chính bản thân họ tự tìm cho mình một cơ hội học tập ở nước ngoài bằng con đường du học tự phí.
2.3. Cơ hội giao lưu và hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH)
Scott (1998) cho rằng trong bối cảnh TCH và quốc tế hoá (QTH), xu hướng trao đổi chuyên môn giữa các trường đại học trên thế giới ngày càng được chú trọng và phát triển. Không phải nói ở đâu xa, điều này có thể được chứng minh rõ rệt ngay ở Việt nam. Một khi đã có nhu cầu trao đổi sinh viên như đã nói ở trên, tất yếu sẽ có nhu cầu trao đổi giáo viên. Hình thức trao đổi cũng có thể rất đa dạng. Các trường ĐH trên thế giới có thể mời giáo sư của nhau sang cơ sở mình để giảng dạy, nghiên cứu, hoặc phối hợp giảng dạy và nghiên cứu, chủ trì hội thảo, hội nghị, bồi dưỡng chuyên môn… quy mô từ ngắn hạn đến dài hạn; đôi khi chỉ là thỉnh giảng cho một khoá học hoặc môn học, hoặc báo cáo chuyên đề. Việc trao đổi chuyên môn giữa các trường ĐH như thế trong những năm gần đây diễn ra thường xuyên ở Việt nam. Cũng từ các ý tưởng này, công tác ký kết hợp đồng, ghi nhớ… hợp tác đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ đã phát huy được nhiều tác dụng cụ thể trong việc tận dụng các chuyên môn sâu và KHCN tiên tiến của nước ngoài. Ở Việt nam hiện nay, với chủ trương giao lưu hợp tác quốc tế mà Chính phủ và các Bộ Ngành cho phép, nhiều loại hình hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH đang diễn ra nhộn nhịp ở các trường đại học trong cả nước. Đơn cử trường hợp của Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, chỉ trong 2 năm đầu thành lập, đã có không dưới 15 văn bản ký kết, ghi nhớ, thoả thuận… với các trường Đại học ở Hoa kỳ, Úc, Niu-Di- Lân, Pháp, Thái lan, Trung quốc để hợp tác, triển khai liên kết đào tạo trên nhiều lĩnh vực từ trao đổi lưu học sinh, đến trao đổi giáo viên, tực tập ngắn hạn, đào tạo từ xa, phối hợp nghiên cứu, báo cáo chuyên đề, hỗ trợ tổ chức Hội nghị hội thảo… Không dừng lại ở việc ký kết mang tính chất ngoại giao, các nội dung hợp tác trên đã được triển khai nhanh chóng vào thực tế, đã mang nhiều lợi ích chuyên môn và cả lợi ích kinh tế về cho Trường ĐH Ngoại ngữ Huế nói riêng và Đại học Huế nói chung. Không chỉ dừng lại ở việc trao đổi sinh viên, giáo viên, các trường ĐH trên thế giới còn trao đổi “ý tưởng” (Scott, 1998), hoặc thậm chí còn “xuất khẩu ý tưởng”. Có thể dễ dàng nhận thấy ở nước ta hiện nay các dự án có sự phối hợp liên kết của nhiều ngành, các phần mềm, các công nghệ mới và vật liệu mới … là kết quả nghiên cứu của các trường đại học… đã được Nhà nước và các Bộ Ngành liên quan kêu gọi sẻ chia kinh nghiệm giữa các đơn vị, hay gợi ý liên kết sản xuất, thực thi dự án… để tạo ra những sản phẩm có lợi về kinh tế. Các ý tưởng độc đáo mà chủ nhân của chúng thường được tôn vinh trong các chương trình ‘Người đương thời’, ‘Hiệp sĩ CNTT’ … đã được khuyến khích không những áp dụng tại địa phương phục vụ người dân mà còn “xuất khẩu” sang các nước bạn. Đấy chính là những kết quả có lợi mà TCH đã mang lại cho các trường ĐH trên thế giới khi xích họ lại gần nhau hơn thông qua con đường liên kết khoa học và đào tạo. Như vậy, có thể thấy rằng TCH đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi để công tác giáo dục đại học phát huy không những về chất, về lượng mà còn giúp những chủ thể của những cơ sở đào tạo đại học (giảng viên, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, sinh viên…) nâng cao năng lực chuyên môn của mình qua con đường trao đổi chuyên môn với bạn bè từ các nước tiên tiến. Cơ hội này đã góp phần nâng đáng kể chất lượng đào tạo tại các trường đại học ở nước ta và một số nước khác trong khu vực và trên thế giới trong hai thập kỷ gần đây.
3. Những thách thức mà các cơ sở đào tạo đại học phải đối mặt khi giao lưu hợp tác và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá; và những chuẩn bị, thay đổi cần thiết để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực trong tình hình mới
3.1. Cạnh tranh trong việc thu hút sinh viên
Như đã thảo luận ở phần trước, nếu các cơ sở đào tạo trong nước không đủ sức cạnh tranh với các trường Đại học ở nước ngoài trong việc thu hút tuyển sinh; hoặc nếu họ không có những chiến lược cải tổ phương pháp và điều kiện hỗ trợ học tập; và với khả năng kinh tế lớn mạnh của các gia đình hiện nay, một số cơ sở đào tạo đại học trong nước có thể dần mất đi chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm do một số lượng lớn sinh viên chọn học ở nước ngoài hoặc chuyển sang các trường có uy tín hơn. Nhìn từ góc độ bao cấp, các cơ sở đào tạo ĐH này có thể không lo lắng lắm về việc thu hẹp quy mô đào tạo bởi giảng viên và nhân viên của họ vẫn được hưởng lương của nhà nước. Nhưng từ khi có chủ trương của Nhà nước về khoán kinh phí và giao quyền tự chủ về kinh phí cho các trường đại học, nếu không có chủ trương đúng đắn để thu hút tuyển sinh, các cơ sở này có thể đứng trước nguy cơ của sự phá sản, giống như kiểu một công ty kinh doanh, khi họ không có “khách hàng”.< Đứng trước tình hình đó, nhiều cơ sở đào tạo đại học buộc phải thực hiện công tác ‘Marketing’ (Tìm hiểu thị trường, thu hút khách hàng…). Cạnh tranh lành mạnh trong thu hút tuyển sinh chính là việc các cơ sở này phải nghĩ ra các biện pháp để tăng lượng sinh viên đăng ký đầu vào như quảng bá thương hiệu bằng chính đội ngũ giảng viên giỏi, cơ cở vật chất hiện đại, môi trường học tập thuận lợi, thư viện phong phú, học bổng đi học Sau Đại học ở nước ngoài cho sinh viên xuất sắc, học phí thấp hay quan trọng hơn là có nhiều ngành học mới hấp dẫn… Những mối quan tâm mà các trường đại học đặt lên hàng đầu sau khi mở rộng quy mô đào tạo, thu hút nhiều chỉ tiêu tuyển sinh hơn trước Scott (1998) nêu một số thử thách mà các trường đại học hoặc một quốc gia phải đối mặt khi có những chủ trương chuyển từ mô hình đào tạo “quý tộc” (Élite system) sang “đại trà” (Mass system). Trong khi đặt ra chiến lược thu hút ngày càng nhiều sinh viên vào học tại cơ sở đào tạo của mình, các trường đại học luôn phải tính đến các mối quan hệ khác giữa đào tạo và thị trường việc làm sau khi tốt nghiệp. Chúng ta thấy rằng một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại hàng chục trường đại học trên cả nước phải đối mặt với thủ thách chạy đua tìm kiếm việc làm, hoặc làm việc không đúng với ngành nghề và chuyên môn được đào tạo, hoặc thất nghiệp. Mối quan tâm thứ hai là ở quy mô và hình thức của hình thức đào tạo đại trà. Nhiều biến thể của một trường đại học (cao đẳng_ junior college, cao đẳng cộng đồng_ community college, trường dạy nghề_ vocational training school, trung tầm bồi dưỡng đại học…) sẽ liên tiếp xuất hiện, phá vỡ sự cân bằng và vị thế độc đáo, đặc trưng của một số trường đại học trước đây, đồng thời tạo ra một sự phức tạp và hỗn độn trong xã hội. Mối quan tâm kế tiếp quan trọng hơn nhiều là việc các trường đại học phải vận hành theo cơ chế mới. Họ phải tự chủ về kinh tế và thiết kế được kế hoạch chiến lược phát triển của họ, trong đó có tình đến yếu tố quốc tế hoá và vai trò, nhiệm vụ của hợp tác quốc tế. Ngày càng có nhiều trường đại học không dựa hẳn vào nhân sách quốc gia để vận hành công việc đào tạo của mình. Thông qua các con đường khác nhau, họ có thể tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính cho mình, kể cả việc thu học phí của sinh viên và xin tài trợ nước ngoài. Việc tự chủ trong kinh tế vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của họ khi họ phải vừa hoàn thành các nhiệm vụ đào tạo do nhà nước đặt ra, đồng thời phải thực thi những chiến lược riêng của trường, gắn kết với các nhiệm vụ kinh tế và xã hội của bản thân trường đại học đó. Điều này sẽ được bàn bạc cụ thể hơn ở mục kế tiếp. Và cuối cùng, tăng quy mô đào tạo đại trà cũng có nghĩa là phải quan tâm đến bản thân tiến trình “đại trà hoá” ấy. Mỗi khi số lượng sinh viên tăng lên; sinh viên thuộc nhiều độ tuổi khác nhau; với nhiều chuẩn mực và khả năng, yêu cầu đa dạng; ngày càng có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp…. chất lượng đào tạo cần phải được cải thiện để đáp ứng những sự biến đổi đó.Việc giới thiệu loại hình ‘đào tạo tín chỉ’ nên được áp dụng sớm để học viên có nhiều sự lựa chọn về khoá học cho mình. Phương pháp dạy-học hiện đại tận dụng tối ưu điều kiện của khoa học kỹ thuật cần được áp dụng rộng khắp và đồng bộ. Chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học phải được cải tiến, hệ thống hoá. Chương trình liên thông (joint courses) giữa các trường phải được thiết lập để đảm bảo quyền lợi cho người học khi họ tích luỹ đủ tín chỉ và chuyển đổi sang các trường cùng hệ thống. Rõ ràng thách thức này của TCH đối với công tác Giáo dục đại học ở nước ta không phải là mới mẻ, bởi nó đã được chuẩn bị và đón đầu từ lâu ở các nước tiên tiến khác trên thế giới. Sau khi các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên được có cơ hội học tập và tiếp thu những văn minh từ nước ngoài trở về, họ chắc hẳn đã có những thay đổi từ trong nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc chuyển đổi có lợi cần phải thực hiện tại các trường đại học nơi họ công tác. Chính từ nhu cầu này, ta thấy hiện nay các cơ sở đào tạo đại học có xu hướng gửi những lãnh đạo trẻ, những nhà quản lý đại học đi đào tạo ở các lớp, khoá đào tạo ở nước ngoài về chiến lược và cách thức quản lý … để giúp họ nắm bắt và hoạch định được chiến lược cải tổ công tác quản lý đơn vị mình. Như vậy, thách thức này cũng chính là cơ hội, nếu nhìn nhận một cách lạc quan, để các trường đại học vươn lên xác định vai trò vị trí của mình trong nền kinh tế của nước nhà.
3. 3. Sự cần thiết phải thay đổi cơ chế từ đào tạo bao cấp sang tự chủ làm kinh tế
Vài thập kỷ trước, ở các quốc gia trên thế giới, chính phủ quyết định mọi chiến lược và hoạt động của giáo dục đại học, thì các nhà chính trị và những người đóng góp tiền của cho công tác này luôn đặt ra những nhiệm vụ chính trị, xã hội và kinh tế cho giáo dục đại học và những người làm công tác quản lý, hoặc đội ngũ giảng viên, nhân viên chỉ thừa hành những chỉ thị của cấp trên, với kinh phí và cơ chế quản lý bao cấp. Đứng trước những đổi thay có tính quyết định của lịch sử, lãnh đạo của các trường đại học không thể làm ngơ hoặc thụ động trong cơ chế mới, khi họ được giao quyền tự chủ về kinh tế và có quyền quyết định quản lý cơ sở của mình sao cho vừa thực hiện đúng, đủ các nhiệm vụ chính trị, vừa đem lại những hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Brooks (2001) cho rằng “thực chất của quá trình biến đổi (transformative process) chính là việc quản lý sự thay đổi”. Theo ông và một số cộng sự khác, kết quả của việc cơ cấu lại, sắp xếp lại hệ thống giáo dục đại học hiện nay sẽ làm cho các trường đại học thực sự trở thành những “công ty” hay “nhà máy sản xuất kiến thức” (knowledge factories), điều hành bởi những “giám đốc” với mục đích tôn chỉ là tăng cường và củng cố việc “sản xuất và phân phối tri thức và kỹ năng”. < Chúng ta thấy rằng công tác này đã ít nhiều khởi sắc ở Việt nam. Nếu trước đây, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học công lập là do Nhà nước và Bộ Giáo dục quy định; số biên chế giảng viên và nhân viên phục vụ giảng dạy cũng vậy; thì nay xuất hiện nhiều khả năng các trường đại học đứng trước nguy cơ mất dần sự thu hút sinh viên đầu vào, dẫn đến việc nhiều giảng viên không có đủ giờ chuẩn giảng dạy. Chỉ tiêu tuyển sinh ít cũng đồng nghĩa ngân sách nhà nước đầu tư cho trường đó để xây dựng, hoạt động… cũng thu hẹp. Thách thức này đòi hỏi các cơ sở đào tạo đại học tích cực vận dụng tìm ra những biện pháp để tiếp tục duy trì và thúc đẩy quy mô tuyển sinh hàng năm, bởi số sinh viên đăng ký đầu vào tăng đồng nghĩa với việc duy trì cơ sở đào tạo đó cùng những hoạt động của nó. Sự cạnh tranh đang thực sự diễn ra giống như kiểu doanh nghiệp làm ăn kinh tế, chứ không đơn thuần là hoạt động giáo dục ở các “viện hàn lâm” (academic institution) như trước. Sự cạnh tranh này cũng khốc liệt không kém ở thương trường khi các cơ sở đào tạo đại học liên tục bổ sung nội lực, đào tạo đội ngũ, liên kết quốc tế để có thể mở thêm nhiều mã ngành mới hấp dẫn sinh viên hơn. Trường Đại học Ngoại ngữ Huế khi được thành lập vào năm 2004 chỉ mới có một vài mã ngành đào tạo thì nay con số ấy đã tăng lên thêm ít nhất là 04 ngành mới do Nhà trường đã có những chủ trương chiến lược để mở rộng quy mô đào tạo, thu hút đầu vào khi các ngành truyền thống đã không còn hấp dẫn sinh viên như trước. Delanty (2001) đã đề cập một hướng mới trong mô hình quản lý các trường, viện đại học. Từ các phòng ban, khoa, bộ môn… đến các giảng viên, các nhà lãnh đạo… tất cả đều góp phần vận hành trường đại học như kiểu “kinh doanh thương mại”. Hiệu trưởng chính là Giám đốc điều hành, Trưởng Khoa/ Phòng nay là trưởng các bộ phận ‘Thị trường’ (marketing), ‘Nhân sự’ (personnel), ‘Sản xuất’ (Production), ‘Chăm sóc khách hàng’ (After-sale service), tất cả đều phục vụ tốt “khách hàng” của mình là sinh viên. Điều này cũng phần nào đúng với thực tế hiện nay ở nước ta. Các trường, viện giờ đây cùng nhau cạnh tranh tích cực để lấy chỉ tiêu tuyển sinh, các xuất đào tạo, học bổng học tập, cơ hội nghiên cứu, hoặc cùng cạnh tranh để có được những khoản ngân sách nhà nước cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Mỗi khi đã có sự cạnh tranh tích cực, chất lượng và hiệu quả đào tạo và quản lý đương nhiên được nâng lên nhiều lần; nội lực ngày một lớn mạnh giúp cho các trường đại học có thể đứng vững, đối mặt với các thách thức của toàn cầu hoá. Và cũng theo quy luật đào thải, nếu các cơ sở đào tạo không đủ sức cạnh tranh, không tự dịch chuyển vận hành theo cơ chế thị trường mới, họ sẽ mất nhiều cơ hội mà cụ thể nhất là không còn có đủ sinh viên đăng ký theo học để có thể tồn tại một cơ sở đào tạo đúng nghĩa. Sinh viên lúc bấy giờ sẽ làm chủ các nguồn thông tin về các trường đại học và họ quyết định chọn những trường đảm bảo cho họ một khả năng đào tạo có chất lượng và một nghề ổn định, thu nhập cao trong tương lai; xứng đáng với số tiền mà họ bỏ ra nộp học phí để được học ở trường đó. Hơn bao giờ hết, khi trọng trách đảm bảo sự sống còn của đơn vị được đặt lên vai những nhà quản lý chủ chốt, họ sẽ không còn thụ động chờ đón cơ hội và chấp nhận rủi ro nữa. Quyền lợi của họ và của những nhân viên dưới quyền giờ đây phụ thuộc chủ yếu vào họ. Khi quyền lợi gắn liền với nhiệm vụ một cách thiết thực, những nhà quản lý sẽ tích cực vận hành cỗ máy mà mình đang là đầu tàu để làm sao cho công việc “kinh doanh” có hiệu quả và đem lại lợi ích kinh tế, chú không chỉ là làm khoa học và hưởng lương ngân sách như trước. Tính tích cực, năng động, chủ động làm giàu vốn có khi làm ăn kinh tế sẽ được tương tự áp dụng vào quản lý đại học, giúp tạo ra sự biến chuyển nhanh chóng trong các cơ sở đào tạo về chất lượng và hiệu quả kinh tế.
3. 4. Hướng mới của việc tạo ra sản phẩm từ tri thức
Trên cơ sở dẫn chứng các định nghĩa và bàn luận của các tác giả đi trước, Delanty (2001) khẳng định TCH đã giúp tạo ra một sự chuyển dịch của “việc tạo ra sản phẩm từ tri thức” sang một hướng mới với những chức năng ứng dụng vào cuộc sống. Delanty thảo luận các hướng phát triển mới bao gồm: Việc chuyển giao quyền tự quyết về cho các đơn vị đào tạo dẫn đến sự tự chủ trong việc tổ chức quản lý và hoạt động của một trường đại học Sự xuất hiện của các đơn vị có thể “tạo ra sản phẩm từ tri thức” khác hơn là trường đại học: Trường đại học nay không còn là nơi duy nhất có thể sản sinh ra tri thức cho nhân loại, mà các cơ sở khoa học, viện nghiên cứu độc lập khác cũng có thể cạnh tranh… trong việc đem những tri thức tìm được đó áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Việc cạnh tranh này giúp các cơ sở đào tạo đại học và các trung tâm nghiên cứu ngày một nâng cao chất lượng hơn. Mối quan hệ giữa tri thức và xã hội: Tri thức không còn tách biệt mà trở nên gắn kết chặt chẽ với với nhu cầu áp dụng và sử dụng trong đời sống xã hội Với xu hướng ngày càng có nhiều người sử dụng tri thức để tạo ra những sản phẩmcó ích cho xã hội, rõ ràng tri thức không còn “chỉ là tri thức” mà bản thân nó đã được vận dụng tối đa để có thể áp dụng vào mọi mặt của cuộc sống, giúp cải tạo thế giới khách quan. Đây chính là lý do tại sao người ta nói đến sự cần thiết phải gắn kết chương trình giảng dạy với phát triển ngành nghề, tạo điều kiện cho người học có thể áp dụng tri thức và kỹ năng được đào tạo vào công việc của họ sau khi tốt nghiệp. Trong khi được tham dự các khoá bồi dưỡng về quản lý giáo dục ở nước ngoài, chúng tôi nhận thấy một kỹ năng hết sức quan trọng mà sinh viên hiện đại ngày nay cần phải lĩnh hội, đó là kỹ năng “có thể chuyển đổi được” (transferable). Từ này có thể được hiểu trong bối cảnh các cơ sở đào tạo đại học ngoài việc đào tạo tri thức và các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho sinh viên, còn cần phải chú ý đào tạo và rèn luyện cho họ những kỹ năng xã hội khác để sinh viên có thể thích ứng với mọi điều kiện làm việc và cống hiến sau khi tốt nghiệp. Các kỹ năng này có thể bao gồm kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng trao đổi và thu nhận thông tin, kỹ năng chịu đựng áp lực, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện thông tin khác, kỹ năng thương thuyết-thuyết phục, kỹ năng quản lý rủi ro, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý nhóm, quản lý thay đổi và chuyển tiếp… và còn nhiều kỹ năng khác nữa, giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, có thể thực hiện cùng một lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau, có thể chuyển đổi môi trường làm việc.

20/4/11

International Students in China

Đang tìm hiểu về Internationalization, tình cờ đọc được bài viết về sinh viên quốc tế học tại TQ, trong đó VN nằm trong top 5 những nước có nhiều sinh viên học tại TQ. Điều này nói lên được gì? Chà, anh bạn láng giềng cũng hấp dẫn SV VN đấy chứ?
Oh..How about international students in Vietnam???


As an important component of international exchanges and cooperation, international students education has been given great importance by the Chinese government. Due to half-century's painstaking efforts, an international students administration system, with distinct Chinese characteristics, has been constructed. This system has helped to produce a number of talents in the fields of science, technology, education, diplomacy, management, etc. for many countries, especially developing countries, and played an active role in enhancing the political, diplomatic and economic ties between China and those countries as well as promoting the exchange of culture, education and personnel.


In 1950, China received the first group of 33 students from the East European countries. By the end of 2000, the total number of international students in China has increased to 407,000. They are from more than 160 different countries. Among them, Chinese Government Scholarship students numbered 88,000, whereas self-financed students reached 317,000. Since 1997, the Chinese Scholarships Council (CSC) has been entrusted by the Ministry of Education with the enrollment and administration of daily operations concerning international students in China sponsored by Chinese Government Scholarships.


Since 1978 when China initiated her reform and opening-up policy, international students education has entered into a new stage. From 1979 to 1999, the total number of international students studying in China reached 342,000 person-times. China has been successful in maintaining social and political stability and the rapid growth of economy, and this in return gives rise to the international students. In 1996, the total of international students reached 41,000, an increase by 30% over 1992. Furthermore, the enrollment of self-financed students made such a big stride that it has surpassed that of scholarship students, and became the main stream of the international students.


The outbreak of SARS in 2003 had brought great difficulties. In order to implement the 2003-2007 Action Plan for Rejuvenating Education, the Ministry of Education had worked creatively on the policy of "expand the size, raise the level, guarantee the quality and regulate the management". The difficulties that SARS had caused were surmounted and the number of the students was basically stabilized. Totally 77,715 students of different types from 175 countries were accepted by 353 Chinese higher education institutions.


International students from Asia still top the list of all, totaled 63,672, accounting for 81.93% (see Graphic 1). While 6,462 students are from Europe, accounting for 8.31%; 4,703 from America, accounting for 6.05%; 1,793 from Africa, accounting for 2.31%, and 1085 from Oceania, accounting for 1.04%.




South Korea, Japan, the United States, Vietnam and Indonesia are the top five countries that have the largest numbers of international students in China, numbered 35,353, 12,765, 3,693, 3,478, and 2,563 respectively. Other countries, which have over 1,000 students in China, are Thailand (1,554), Germany (1,280), Russia (1,224), Nepal (1,199) and Mongolia (1,060).



According to the agreements or programs signed by Chinese government and the governments of other countries as well as international organizations, China's Ministry of Education offered to 163 countries Chinese Government Scholarships in 2003.With the 1,879 new numbers, actually 6,153 foreign students were admitted, making up 7% of total number, of which Asia students amounted to 3,076, covered 50% of the total, European students 1,442, 23%, Africa 1,244, 20%, America 305, 5%, Oceania 86, 1.4%. With the principle of raising the level of scholarship students, Ph.D students increased to 609, Master Degree students added up to 1,350, and undergraduate students 1,754. In addition, 123 students were benefited from the other scholarship provided by Chinese Government, including the Great Wall Scholarship, the Excellent Student Scholarship, the HSK Winner Scholarship, the short-term program for foreign teachers of Chinese and the Chinese culture research program. As for the self-financed students, the enrolment has expanded to 71,562, among them, short-term students (who studied for less than 6 months) numbered 13,202, whereas long-term students who studied in China for over 6 months (including 6 months) numbered 58,360.


In accordance with the relevant regulations on the management of Chinese Government Scholarship formulated by the Ministry of Education, to reinforce the management of Chinese Government Scholarship and to bring its benefits and effects into full play, the Ministry of Education of China entrusts China Scholarship Council (CSC) to take charge of the organization and implementation of Annual Review of the Chinese Government Scholarship students. And the institutions are entitled to give Annual Review to their own scholarship students.


To convenience international students, along with some consulting booklets, the China Scholarship Council (CSC) and Chinese Service Center for Scholarly Exchange (CSCSE), directly under the Ministry of Education, also provide on-line enrollment and information consulting.


On February 16, 1998, the Conference on Study by Foreign Students in China was convened, which, coming up with the policy of "deepening reform, improving management and guaranteeing educational quality to achieve vigorous and steady development", the former State Education Commission, analyzed the new circumstances faced by the international students education and consequently laid down tasks to be fulfilled in recent years. This is a milestone in Chinese international students education.

www.study-in-china.org/LivingInChina/CampusLife/20109102047467333.htm

Vai trò của TA (Teaching Assistant)

Nhìn thấy các giáo sư bên trường tôi đang học nghĩ lại thương các thầy cô (xin gọi chung là vậy vì ở VN có thầy cô là giáo sư, PGS, TS, Th.s và CN, còn bên đây thì hoàn toàn thầy cô là GS và thấp nhất cũng là trợ lý GS). Tôi không có ý so sánh hay phân biệt nhưng thực tế là như thế mà.
Nhưng tại sao tôi lại thương???
là vì:
Thấy hàng ngày các thầy cô VN "đầu tắt mặt tối" với công tác giảng dạy. Sáng dạy, chiều dạy và tối lại dạy (lớp tại chức, nghiệp vụ...). Nhiều thầy cô cũng như "sao" chạy hết sô này đến sô khác. Để làm gì? xin thưa là vì "cơm áo gạo tiền", không có tiền sao sống nổi??? Thế là GV chỉ có một chức năng duy nhất là giảng dạy. Nhưng mà...thực sự thì chức năng của GV đại học đâu chỉ là giảng dạy. Nếu xét về chức năng của các trường đại học thì ngay từ khi ra đời chức năng đầu tiên và đích thực của đại học là "nghiên cứu" (cái này tôi đã được học trong môn So sánh giáo dục đại học). Ơ vậy, hóa ra chức năng chính của GV là nghiên cứu chứ không phải là giảng dạy. Vậy nhưng hiện nay ở VN thì ngược lại.
Thế nên, dạy nhiều thì lấy thời gian đâu ra nghiên cứu? mà nghiên cứu thì lấy đâu ra tiền để sống vì ở ta đâu có tiền nghiên cứu được cấp hàng tháng như các GS ở đây?
Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải là giảng dạy nhiều hơn hay nghiên cứu nhiều hơn mà làm sao để GV giảm nhẹ công việc trong công tác giảng dạy để có thời gian tập trung cho công việc nghiên cứu hơn. Một giải pháp mà tôi thấy các GS ở trường tôi thực hiện và mang lại hiệu quả rất nhiều. Đó chính là việc sử dụng TA để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, nhằm gảm bớt "gánh nặng" giảng dạy.

Tôi tìm thấy một bài về Vai trò của TA và lưu lại đây để lúc có thời gian viết về vấn đề này.

The Role of a Teaching Assistant
The role of Teaching Assistants in schools has developed considerably and quickly in recent times. It is a role, which is continuing to evolve and it is not easy to provide a straightforward description as working practices for Teaching Assistants do vary across different schools. Nevertheless, these frequently asked questions should serve as a useful outline to anyone who wishes to understand more about what the role of Teaching Assistant involves.
Why are different titles used to describe support staff who are employed to work under the
direction of a teacher to support children’s learning?

Different schools may have different titles to describe the role:
- Learning support Assistant (LSA)
- Classroom Assistant
- Curriculum Assistant
- Teaching Assistant
The DfES uses the term Teaching Assistant. The differing titles may reflect a different emphasis of the role in particular schools. If you are applying for a job with any of the titles listed above you can expect the school to provide a job description which will outline your responsibilities.
What does the role of Teaching Assistant involve?
As already mentioned the emphasis of the role can vary from school to school. However, there are National Training Standards for Teaching Assistants, which summarise the key areas of responsibility:
- Support classroom management and assist with general administration
- Help manage pupil behaviour.
- Support pupils’ health, safety and emotional/ social development.
- Establish relationships with learners.
- Help pupils to access the curriculum.
- Support the development and effectiveness of work teams.
- Work with other professionals
- Liaise effectively with parents.
This is not a definitive statement of the roles undertaken by Teaching Assistant but it does give an overview of what can be expected of a TA.
For a more detailed summary see www.lgnto.gov.uk
What sort of tasks do Teaching Assistants undertake in schools?
In addition all Teaching Assistants need to:
- Encourage acceptance and inclusion of all children in the class.
- Promote the self-esteem of learners and contribute to a positive classroom environment.
- Act as a good role model by the way they interact with the pupils.
(Ealing LEA)
Teaching Assistant Tracking
The role of the teaching assistant is increasingly changing. The tracking day is an opportunity to see
how they work and what impact they have on the teaching and learning environment.
As a student teacher you will need to provide evidence of your work in this area against the following standards;
Q5, Q19, Q20, Q25a, Q32, Q33
(Warwick Partnership)
During the day I would like you to ask them some questions ready for discussion during the review.
•What lead you to becoming a TA?
•What are the main aspects of your job?
• What types of special educational needs do you work with?
• How are pupils’ needs identified?
• What do you see as the most important part of your role?
• What is the most rewarding aspect of your role?
• What is the most challenging aspect of your role?
• How can teachers work with teaching assistants more effectively?
During the observation, where possible, note the different approaches that the teaching assistant takes with pupils. For example, do they work closely with a pupil for the whole lesson or do they set up a task then withdraw to work with others.
How do the teachers interact with the teaching assistants? Do teaching staff give explicit instructions to the teaching assistants or are they required to work independently?
Where possible do not to just sit at the back of the class but be with the teaching assistant.