(VTC News) – Vấn đề di dời các trường ĐH, CĐ có khuôn viên chật hẹp trong khu vực nội thành là một tất yếu. Nhưng hiện nay các trường đều đang vướng mắc ở khâu xin đất và giải phóng mặt bằng. Thậm chí sau khi đã có quỹ đất sạch, vấn đề xây dựng cơ sở như thế nào để đảm bảo hoạt động bình thường của nhà trường cũng khiến nhiều trường băn khoăn.
12 trường trong phương án di dời
Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo ở các trường ĐH, CĐ mới chỉ đáp ứng ở mức rất thấp. Cụ thể, hệ thống trang thiết bị đào tạo, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu đào tạo; hệ thống cơ sở vật chất mới đáp ứng được 50% nhu cầu; hệ thống thư viện, cơ sở vật chất công nghệ thông tin còn rất yếu...
Theo nhận xét của KTS.TS Trần Thanh Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu thiết kế trường học, ở Hà Nội và cả TP.HCM hiện nay bình quân diện tích các trường quá thấp, phần lớn tổng quỹ đất của các trường nhỏ chủ yếu dưới 10 ha. Trong đó các trường phần lớn đều thiếu các khu chức năng cơ bản, khu học tập có mật độ xây dựng quá cao, môi trường sư phạm không đảm bảo…
Quy mô tuyển sinh các trường ngày càng tăng.
Do đó, nhu cầu giãn các trường ĐH có khuôn viên chật hẹp ở nội thành ngày một trở nên bức bách. Hướng đưa 3 vạn sinh viên ĐHQGHN lên Hòa Lạc cách 30 km với 1.000 ha là một giải pháp tất yếu.
Gần đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát lại quy hoạch của các trường theo hướng di dời ra khỏi nội thành. Phối hợp với bộ, ngành liên quan để tham mưu với chính phủ về cơ chế chính sách đầu tư, di dời các trường ra khỏi nội thành Hà Nội và TP.HCM.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: “Nếu chúng ta không có một kế hoạch cụ thể thì rất có thể khoảng 5-10 năm nữa những khu vực có bán kính 50 km xung quanh Hà Nội cũng sẽ không còn quỹ đất dành cho giáo dục mà các lĩnh vực khác sẽ đến trước.”
Theo phương án Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội vừa trình UBND thành phố cuối tháng 10/2010, 12 trường ĐH, CĐ sẽ được chuyển ra ngoại thành gồm đại học (ĐH) Công đoàn, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Răng Hàm Mặt, ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Y Hà Nội, ĐH Y tế Công cộng, Viện ĐH Mở, Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, Cao đẳng Y tế Hà Nội.
Các trường này được bố trí ở các khu đô thị vệ tinh như Gia Lâm (đào tạo khối Nông nghiệp, Kỹ thuật và Công nghệ), Sóc Sơn (đào tạo là Kỹ thuật, Công nghệ thông tin), Sơn Tây (đào tạo ngành Văn hóa xã hội, Sư phạm, Du lịch, kết hợp với hệ thống trường quân đội hiện có), Hòa Lạc (chủ yếu cho ĐHQG Hà Nội, đào tạo ngành Khoa học cơ bản, Công nghệ, Kỹ thuật, Y dược và các nghiên cứu chuyên sâu).
Chưa có giải pháp đồng bộ
Tại cuộc họp diễn ra ngày 30/11, Bộ GD&ĐT bàn với các trường ĐH, CĐ khu vực Hà Nội về việc di dời các trường ĐH có khuôn viên chật hẹp ra khỏi khu vực nội thành để lắng nghe ý kiến của các trường.
Đại diện trường ĐH Mỏ Địa Chất cho biết hiện tại diện tích trường khoảng 4 ha, số lượng sinh viên trên 15.000 sinh viên. Hiện nay, trường đã được chính phủ đồng ý quy hoạch 50 ha cùng 2 trường ĐH khác tại khu Đông Ngạc. Tuy nhiên, vấn đề giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do khâu đền bù còn vướng mắc. Trong khi đó diện tích trên đang bị các đơn vị khác, dân cư xung quanh đang dần lấn chiếm.
Lãnh đạo trường ĐH Mỏ Địa chất cho hay: “Chúng ta có được đất sạch rồi, muốn làm được nhanh cũng phải nhờ sự giúp đỡ của Bộ GD&ĐT. Kinh phí các trường có hạn, do học phí không mấy thay đổi. Ví dụ năm nay số tiền để giải tỏa khu vực trường là 300 tỷ nhưng năm sau sẽ là 500 tỷ trong khi đó cây cối người ta vẫn trồng”.
Một đại biểu thẳng thắn chia sẻ: “Mặc dù thành phố chỉ đạo nhưng cơ sở cấp huyện, cấp xã phải đồng ý vì nếu trên ép xuống nhưng người ta không cho hoặc không tạo các điều kiện thuận lợi thì việc giải phóng mặt bằng cũng rất khó thực hiện”.
Hầu hết các trường ĐH đều cho rằng khó khăn lớn nhất là tìm được nguồn đất sạch. Vì khi có đất sạch rồi các trường mới có thể kêu gọi được các nhà đầu tư. Theo ý kiến của nhiều trường ĐH, việc tìm nhà đầu tư không khó và mỗi trường sẽ có cách tìm nhà đầu tư theo điều kiện của mình.
ĐH Xây Dựng Hà Nội là một trong số 12 cơ sở ĐH phải di dời khỏi nội thành.
Đại diện của ĐH Xây dựng băn khoăn: “Khi đã có được ủng hộ thì cần chỉ ra đất sạch để các trường đăng ký. Kinh phí xây dựng hạ tầng có thể các trường phải chịu. Nếu như Bộ không cho được "đất sạch" mà yêu cầu các trường đi xin thủ tục từ dưới lên trên thì sẽ rất lâu và không hiệu quả”. Biện pháp trường đưa ra là chính phủ phải có chính sách xã hội hóa bằng nhiều hình thức để giúp đỡ các trường ĐH. Về phía ĐH Xây dựng chỉ cần nhà nước giao cho khu đất sạch, nhà trường có thể huy động các doanh nghiệp.
Để huy động tiền giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở trường mới, về phía trường ĐH Phương Đông, người đại diện cũng cho rằng, không thể bán toàn bộ diện tích nhà trường trong khu vực nội thành để lấy tiền đầu tư giải phóng mặt bằng và xây trường mới. Lý do là trong khoảng thời gian chờ trường mới thì nhà trường vẫn phải đảm bảo yêu cầu hoạt động dạy và học.
Vấn đề này được hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh vì việc di dời các trường ĐH ra ngoại thành không thể "treo" cả kế hoạch hoạt động của nhà trường. Cần tính đến yếu tố không để gián đoạn thời gian học của sinh viên.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, việc di dời các trường toàn bộ hay một phần là một tất yếu và bắt buộc các trường phải thực hiện tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường.
Ngày 1/12, lãnh đạo Bộ GD&ĐT tiếp tục có cuộc làm việc với các trường ĐH, CĐ trong khu vực TP. HCM bàn về vấn đề di dời các trường ĐH có khuôn viên chật hẹp trong khu vực nội thành. Sau các cuộc họp này, lãnh đạo Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết giúp các trường tháo gỡ khó khăn.
Phạm Thịnh
28/3/11
Đại học “nhà phố": Chen chúc nội thành
Đại học “nhà phố": Chen chúc nội thành
Cập nhật lúc 17:15, Thứ Hai, 27/12/2010 (GMT+7)
Để tổ chức giảng dạy ngay trong nội thành các thành phố lớn, nhiều trường ĐH sử dụng những cơ sở phân tán, nhỏ hẹp vài ngàn mét vuông, thậm chí là vài trăm mét vuông. Trong hoàn cảnh đó, những yêu cầu nâng cao điều kiện dạy học, đảm bảo môi trường sư phạm đang ngày càng trở nên xa vời.
Là một trong những trường ĐH trọng điểm, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội nằm ở vị trí đẹp tại Hà Nội. Nhưng chỉ cần bước qua cổng chính của trường đã thấy ngộp thở vì khoảng trống còn lại duy nhất là khoảng sân bêtông quá nhỏ so với khuôn viên chính của một trường ĐH, xung quanh được bao kín bởi các tòa nhà cao thấp. Với hơn 38.000m2, hiện Trường ĐH Xây dựng có diện tích đất bình quân chỉ đạt 2,2m2/sinh viên.
Cơi nới tối đa
Cách đấy không xa, Viện ĐH Mở Hà Nội còn chật chội hơn với duy nhất một tòa nhà, chưa đủ bố trí phòng làm việc cho các phòng ban. Nhìn vào cơ sở chính của viện, không ai nghĩ đây là một trường ĐH vì tòa nhà đã được cơi nới, chắp vá như một khu chung cư cũ nhìn xuống một khoảng sân chật hẹp. Tất cả các khoa của viện phải đi thuê địa điểm bên ngoài để làm lớp học rải rác ở nhiều nơi.
Trường ĐH Ngoại thương sau khi được đầu tư xây dựng đã có thêm tòa nhà mới, có đủ diện tích xây dựng giảng đường, thư viện đạt chuẩn. Đổi lại, trường không còn khuôn viên, không còn sân bãi cho sinh viên tập luyện... Với diện tích đất bình quân chỉ đạt 2,3m2/sinh viên, hiện Trường ĐH Ngoại thương đang quá tải về mật độ xây dựng, không còn đất cho các tiện ích cần thiết khác của một trường ĐH.
Sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM phải chen chúc trong giảng đường chật chội tại cơ sở Tân Thuận (Q.7, TP.HCM) được trường thuê trong khi chờ trường xây cơ sở mới - (Ảnh: Anh Khôi)
Đó cũng là tình cảnh chung về cơ sở vật chất của các trường ĐH ở Hà Nội: hiếm có những trường ĐH có diện tích trên 10ha và còn quỹ đất cho xây dựng. Các trường có thể xoay xở để xây dựng thêm một vài tòa nhà, nâng diện tích giảng đường, phòng làm việc nhưng phải giảm phần diện tích đất tạo nên không gian cho một cơ sở đào tạo ĐH. Sân bóng hiếm hoi có trong khuôn viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng được tận dụng xây dựng giảng đường. Sân bãi để dành cho tập luyện thể dục thể thao, các hoạt động ngoài trời của sinh viên vì thế rất hạn chế.
Trong khi đó, cơ sở H (số 1A Hoàng Diệu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là cơ sở nhỏ nhất trong sáu cơ sở của trường với diện tích đất chỉ 520m2 gồm sáu phòng học và vài phòng làm việc. Cơ sở B (279 Nguyễn Tri Phương, Q.10) là cơ sở lớn nhất của trường có 55.000m2 với 51 phòng học. Thế nhưng tổng số sinh viên của trường này đã lên hơn 41.000 (trong đó hơn 21.000 sinh viên chính quy tập trung). Tương tự, cơ sở 134 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có diện tích đất chỉ 500m2 và diện tích sàn xây dựng 1.500m2.
Rải rác nhiều nơi
Không chỉ chật hẹp, nhiều trường có cơ sở manh mún, nằm rải rác, phân tán khắp nơi trong thành phố. Tại TP.HCM, trong khối các trường ngoài công lập, Trường ĐH Hồng Bàng hiện nay đang giữ kỷ lục là trường có số cơ sở đào tạo nhiều nhất với 10 cơ sở nằm rải rác khắp các quận nội thành. Phần lớn đều nhỏ bé và đầu tư tạm bợ, chưa đúng chuẩn của một cơ sở phục vụ giáo dục ĐH.
Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM là một trong số các trường sau hơn 10 năm thành lập vẫn chưa có cơ sở đào tạo chính thức, phải đi thuê mướn chỗ dạy khắp nơi. Hiện trường đang thuê bốn cơ sở ở các quận của TP.HCM: 4, 12, Phú Nhuận, Tân Bình. Tình trạng các cơ sở này cũng đều rất nhỏ bé. Ông Nguyễn Mộng Hùng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Mỗi năm nhà trường phải chi 7 tỉ đồng thuê bốn cơ sở dạy học. Các cơ sở phân tán khiến gặp không ít khó khăn trong quản lý, tổ chức giảng dạy...”.
Trong khi đó, ở khối các trường ĐH công lập, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hiện có sáu cơ sở đào tạo nằm phân tán ở nhiều quận nội thành. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Định - phó hiệu trưởng nhà trường, ngoài sáu cơ sở trên trường còn phải thuê thêm phòng học ở Trường CĐ Kinh tế TP.HCM và Trường CĐ Bách Việt vào các buổi tối trong tuần để dạy sinh viên hệ liên thông.
Ngoài ra, trường còn phải thuê sân Phú Thọ, sân Phan Đình Phùng để dạy môn giáo dục thể chất cho sinh viên. Nhiều trường ĐH công lập vẫn còn trong tình trạng đi thuê mướn cơ sở bên ngoài làm nơi dạy học. Sinh viên những trường này liên tục có ý kiến phản ảnh việc phải vất vả “chạy” học giữa các cơ sở cách xa nhau hàng chục cây số.
TS Trần Thanh Bình, viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học, nhận định: “Các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM có bình quân diện tích đất quá thấp, thiếu các khu chức năng cơ bản, mật độ xây dựng tại khu học tập quá cao, chất lượng quy hoạch thấp, môi trường sư phạm không đảm bảo, tổ chức không gian kiến trúc nghèo nàn và giao thông bất tiện...”.
Các trường lại nằm xen lẫn trong khu dân cư nên gặp nhiều khó khăn và tốn kém nếu muốn mở rộng đầu tư, cải thiện điều kiện đô thị và nâng cấp chất lượng dịch vụ công cộng đáp ứng yêu cầu của giảng viên và sinh viên. Đây là lý do dẫn đến môi trường sư phạm ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và sự phát triển của các trường về mọi phương diện.
Dưới 1m2/ sinh viên
Chỉ tiêu bình quân diện tích đất/sinh viên và bình quân diện tích đất/đơn vị trường quá thấp so với tiêu chuẩn xây dựng trường ĐH VN (55-85m2/sinh viên). Theo số liệu thống kê mới nhất từ 32 trường ĐH, CĐ trong nội thành TP.HCM, tổng diện tích đất hiện có là 256,2ha, bình quân chung số mét vuông diện tích đất/sinh viên quy chuẩn đạt khoảng 12,9m2, bằng xấp xỉ 50% tiêu chí đất đai để thành lập trường theo quy định. Có đến 17/32 trường chỉ có bình quân 0,4-9m2/sinh viên quy chuẩn: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 0,44m2/sinh viên, Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM 0,46m2/sinh viên, Trường ĐH Hồng Bàng 0,51m2/sinh viên...
Theo Trần Huỳnh - Thanh Hà
Tuổi Trẻ
Cập nhật lúc 17:15, Thứ Hai, 27/12/2010 (GMT+7)
Để tổ chức giảng dạy ngay trong nội thành các thành phố lớn, nhiều trường ĐH sử dụng những cơ sở phân tán, nhỏ hẹp vài ngàn mét vuông, thậm chí là vài trăm mét vuông. Trong hoàn cảnh đó, những yêu cầu nâng cao điều kiện dạy học, đảm bảo môi trường sư phạm đang ngày càng trở nên xa vời.
Là một trong những trường ĐH trọng điểm, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội nằm ở vị trí đẹp tại Hà Nội. Nhưng chỉ cần bước qua cổng chính của trường đã thấy ngộp thở vì khoảng trống còn lại duy nhất là khoảng sân bêtông quá nhỏ so với khuôn viên chính của một trường ĐH, xung quanh được bao kín bởi các tòa nhà cao thấp. Với hơn 38.000m2, hiện Trường ĐH Xây dựng có diện tích đất bình quân chỉ đạt 2,2m2/sinh viên.
Cơi nới tối đa
Cách đấy không xa, Viện ĐH Mở Hà Nội còn chật chội hơn với duy nhất một tòa nhà, chưa đủ bố trí phòng làm việc cho các phòng ban. Nhìn vào cơ sở chính của viện, không ai nghĩ đây là một trường ĐH vì tòa nhà đã được cơi nới, chắp vá như một khu chung cư cũ nhìn xuống một khoảng sân chật hẹp. Tất cả các khoa của viện phải đi thuê địa điểm bên ngoài để làm lớp học rải rác ở nhiều nơi.
Trường ĐH Ngoại thương sau khi được đầu tư xây dựng đã có thêm tòa nhà mới, có đủ diện tích xây dựng giảng đường, thư viện đạt chuẩn. Đổi lại, trường không còn khuôn viên, không còn sân bãi cho sinh viên tập luyện... Với diện tích đất bình quân chỉ đạt 2,3m2/sinh viên, hiện Trường ĐH Ngoại thương đang quá tải về mật độ xây dựng, không còn đất cho các tiện ích cần thiết khác của một trường ĐH.
Sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM phải chen chúc trong giảng đường chật chội tại cơ sở Tân Thuận (Q.7, TP.HCM) được trường thuê trong khi chờ trường xây cơ sở mới - (Ảnh: Anh Khôi)
Đó cũng là tình cảnh chung về cơ sở vật chất của các trường ĐH ở Hà Nội: hiếm có những trường ĐH có diện tích trên 10ha và còn quỹ đất cho xây dựng. Các trường có thể xoay xở để xây dựng thêm một vài tòa nhà, nâng diện tích giảng đường, phòng làm việc nhưng phải giảm phần diện tích đất tạo nên không gian cho một cơ sở đào tạo ĐH. Sân bóng hiếm hoi có trong khuôn viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng được tận dụng xây dựng giảng đường. Sân bãi để dành cho tập luyện thể dục thể thao, các hoạt động ngoài trời của sinh viên vì thế rất hạn chế.
Trong khi đó, cơ sở H (số 1A Hoàng Diệu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là cơ sở nhỏ nhất trong sáu cơ sở của trường với diện tích đất chỉ 520m2 gồm sáu phòng học và vài phòng làm việc. Cơ sở B (279 Nguyễn Tri Phương, Q.10) là cơ sở lớn nhất của trường có 55.000m2 với 51 phòng học. Thế nhưng tổng số sinh viên của trường này đã lên hơn 41.000 (trong đó hơn 21.000 sinh viên chính quy tập trung). Tương tự, cơ sở 134 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có diện tích đất chỉ 500m2 và diện tích sàn xây dựng 1.500m2.
Rải rác nhiều nơi
Không chỉ chật hẹp, nhiều trường có cơ sở manh mún, nằm rải rác, phân tán khắp nơi trong thành phố. Tại TP.HCM, trong khối các trường ngoài công lập, Trường ĐH Hồng Bàng hiện nay đang giữ kỷ lục là trường có số cơ sở đào tạo nhiều nhất với 10 cơ sở nằm rải rác khắp các quận nội thành. Phần lớn đều nhỏ bé và đầu tư tạm bợ, chưa đúng chuẩn của một cơ sở phục vụ giáo dục ĐH.
Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM là một trong số các trường sau hơn 10 năm thành lập vẫn chưa có cơ sở đào tạo chính thức, phải đi thuê mướn chỗ dạy khắp nơi. Hiện trường đang thuê bốn cơ sở ở các quận của TP.HCM: 4, 12, Phú Nhuận, Tân Bình. Tình trạng các cơ sở này cũng đều rất nhỏ bé. Ông Nguyễn Mộng Hùng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Mỗi năm nhà trường phải chi 7 tỉ đồng thuê bốn cơ sở dạy học. Các cơ sở phân tán khiến gặp không ít khó khăn trong quản lý, tổ chức giảng dạy...”.
Trong khi đó, ở khối các trường ĐH công lập, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hiện có sáu cơ sở đào tạo nằm phân tán ở nhiều quận nội thành. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Định - phó hiệu trưởng nhà trường, ngoài sáu cơ sở trên trường còn phải thuê thêm phòng học ở Trường CĐ Kinh tế TP.HCM và Trường CĐ Bách Việt vào các buổi tối trong tuần để dạy sinh viên hệ liên thông.
Ngoài ra, trường còn phải thuê sân Phú Thọ, sân Phan Đình Phùng để dạy môn giáo dục thể chất cho sinh viên. Nhiều trường ĐH công lập vẫn còn trong tình trạng đi thuê mướn cơ sở bên ngoài làm nơi dạy học. Sinh viên những trường này liên tục có ý kiến phản ảnh việc phải vất vả “chạy” học giữa các cơ sở cách xa nhau hàng chục cây số.
TS Trần Thanh Bình, viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học, nhận định: “Các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM có bình quân diện tích đất quá thấp, thiếu các khu chức năng cơ bản, mật độ xây dựng tại khu học tập quá cao, chất lượng quy hoạch thấp, môi trường sư phạm không đảm bảo, tổ chức không gian kiến trúc nghèo nàn và giao thông bất tiện...”.
Các trường lại nằm xen lẫn trong khu dân cư nên gặp nhiều khó khăn và tốn kém nếu muốn mở rộng đầu tư, cải thiện điều kiện đô thị và nâng cấp chất lượng dịch vụ công cộng đáp ứng yêu cầu của giảng viên và sinh viên. Đây là lý do dẫn đến môi trường sư phạm ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và sự phát triển của các trường về mọi phương diện.
Dưới 1m2/ sinh viên
Chỉ tiêu bình quân diện tích đất/sinh viên và bình quân diện tích đất/đơn vị trường quá thấp so với tiêu chuẩn xây dựng trường ĐH VN (55-85m2/sinh viên). Theo số liệu thống kê mới nhất từ 32 trường ĐH, CĐ trong nội thành TP.HCM, tổng diện tích đất hiện có là 256,2ha, bình quân chung số mét vuông diện tích đất/sinh viên quy chuẩn đạt khoảng 12,9m2, bằng xấp xỉ 50% tiêu chí đất đai để thành lập trường theo quy định. Có đến 17/32 trường chỉ có bình quân 0,4-9m2/sinh viên quy chuẩn: Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 0,44m2/sinh viên, Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM 0,46m2/sinh viên, Trường ĐH Hồng Bàng 0,51m2/sinh viên...
Theo Trần Huỳnh - Thanh Hà
Tuổi Trẻ
Đại học Việt: Nửa trường, nửa… chợ?
ác trường ĐH hiện nay luôn ở trong tình trạng “nửa trường, nửa chợ”. Người ta lấy cái gần về khoảng cách để định hình lối sống, cách sống, cách nghĩ.
Tôi có quan niệm: “Ra chợ, nhìn vào các sạp hàng thì biết được đời sống của người dân. Còn nhìn vào cảnh quan, môi trường đại học thì biết được tương lai đất nước”. Chính vì vậy mà kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ khá cao, nhưng nhiều người không mấy lạc quan vì cảnh quan, môi trường giáo dục ĐH Việt Nam đang rất tệ hại. Hầu như không có trường nào có diện tích đủ rộng để xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo cảnh quan sư phạm phù hợp.
Thực trạng đáng buồn, xin đừng đổ lỗi cho tiền nhân
Căn cứ vào con số thống kê mới nhất, hiện nay Việt Nam có 406 trường ĐH và CĐ (196 trường ĐH, 210 trường CĐ), nhưng hầu như không có trường nào có cảnh quan, môi trường phù hợp tiêu chí một cơ sở giáo dục ĐH hiện đại.
Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM chiếm khoảng 1/3 số lượng trường và tình hình thuộc loại tồi tệ nhất. Các trường ĐH nằm trên những đường phố đông đúc, ồn ào, bụi bặm, chật chội…Ví dụ, ĐH Luật TP HCM cộng cả hai cơ sở lại mới được 0,7 ha! Còn ĐH Luật Hà Nội, sau khi bán cơ sở ở Thường Tín cho hãng Coca Cola, về chen chúc trên đường Nguyễn Chí Thanh trong khoảnh đất bé tí.
Với diện tích như vậy thì nói gì tới xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm rộng rãi, thoáng đãng để sinh viên bay bổng trong nhận thức và tư duy của mình!?
Đừng đổ lỗi cho tiền nhân! Lúc sơ khai, các trường ĐH của ta đâu chật chội như vậy. Khi thành lập, ĐH Bách khoa HN có diện tích lên tới hàng trăm ha và nằm ở một vị trí rất đẹp, cạnh công viên Thống Nhất. Nay khuôn viên của trường bị “chia 5, xẻ 7″ cho vài ba trường ĐH khác nữa. Thậm chí có hẳn một đơn vị hành chính là phường Bách Khoa với hàng vạn nhân khẩu nằm gọn trong vùng đất mà trước kia là khuôn viên của trường.
Hà Nội đã từng có những “khu đô thị ĐH” ở Cầu Giấy và Thanh Xuân. Vài chục năm về trước, ở đó chỉ có những khu giảng đường, ký túc xá và những cánh đồng rộng rãi. Ấy thế mà bây giờ nhà cửa như nêm, muốn tìm một chỗ yên tĩnh ở nơi này cũng khó. Vậy mà đây lại là nơi trú ngụ của các trường ĐH trọng điểm của đất nước!
Các trường ĐH: Nửa trường, nửa… chợ
Rất nhiều trường ĐH chen chúc ở nội thành HN hiện nay đã từng có cơ sở rộng rãi ở ngoại vi. Đó là ĐH Luật ở Thường Tín, ĐH Xây dựng ở Hương Canh, ĐH Cảnh sát ở Suối Hai, ĐH Kỹ thuật Quân sự ở Phúc Yên… Vì cho rằng ở những nơi đó là xa, không có điều kiện phát triển nên họ đã bỏ những nơi đó. Thật là đáng tiếc!
Bây giờ thậm chí phải đi xa hơn chưa chắc đã tìm ra đất. Chính Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã nói: “Nếu chúng ta không có một kế hoạch cụ thể thì rất có thể khoảng 5-10 năm nữa những khu vực có bán kính 50 km xung quanh HN cũng sẽ không còn quỹ đất dành cho giáo dục mà các lĩnh vực khác sẽ đến trước.”
Tại sao trong thời gian qua những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục ĐH lại có thể tư duy và hành động như những “chủ cửa hàng tạp hóa” như vậy? Hơn ai hết, họ phải biết rằng, cảnh quan, môi trường là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới chất lượng đào tạo chứ? Hàng trăm năm trước, người Mỹ đã chứng minh được cảnh quan, môi trường ảnh hưởng tới chất lượng học tập của sinh viên.
Khuôn viên của trường càng rộng, thoáng, nhiều cây xanh càng có ảnh hưởng tốt tới tư duy của sinh viên. Vì vậy, đại đa số các trường ĐH ở Mỹ đều nằm ở ngoại vi thành phố với diện tích hàng trăm ha trở lên. Ở đó có cây xanh, vườn hoa, bãi đỗ xe, sân vận động, những con đường để sinh viên đi dạo…
Đã có nhiều cán bộ của ta đi thăm quan, học hỏi nhưng họ chẳng thu hoạch được gì khi phát biểu: “Tưởng các trường ĐH bên Mỹ thì oai lắm, ai ngờ hầu hết ở tít trên miền núi!”.
Sinh viên thiếu sân chơi
Với tầm nhìn và tư duy như vậy nên các trường ĐH hiện nay luôn ở trong tình trạng “nửa trường, nửa chợ”. Người ta lấy cái gần về khoảng cách để định hình lối sống, cách sống, cách nghĩ.
Ngày nay nên đo khoảng cách bằng thời gian chứ không phải bằng km. Ví dụ, người ta hỏi nhau: “Đi từ Mỹ Đình lên Hòa Lạc mất bao nhiêu phút?”. “Chỉ mất 20 phút!”. “Còn đi từ Bờ Hồ đến Hà Đông mất bao lâu?”. “Có khi phải hàng tiếng đồng hồ”. Thực tế là có khi đi 30 km chỉ mất 20 phút, trong khi đi 10 km mất 60 phút.
Đây chính là một gợi ý về quan niệm xa gần.
Muốn giáo dục ĐH phải… “chết”?
Thật ra, trong số những người lãnh đạo cũng có người nhìn ra việc phải chuyển các trường ĐH đến nơi rộng rãi và môi trường trong lành hơn. Bằng chứng là hàng chục năm trước, Chính phủ đã quyết định cấp cho ĐH Quốc gia HN một khu đất rộng mênh mông, ở Hòa Lạc (cách trung tâm HN trên 30 km). Việc di dời các trường ĐH đến chỗ rộng rãi và yên tĩnh hơn đã được nghĩ tới từ lâu, được khẳng định đi, khẳng định lại là rất quan trọng.
Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Bùi Văn Ga nói: “Quyết định di dời các trường ra ngoại thành không phải vì quá tải cơ sở hạ tầng ở thành phố mà là sự sống còn của ngành giáo dục…”. Nói như vậy là đã rất quyết liệt và đúng với đòi hỏi hiện nay. Nếu không di dời các trường ĐH đến nơi rộng rãi, thoáng đãng hơn, ngành giáo dục sẽ… “chết”.
Căn cứ vào tiến độ, cách thức xây dựng ĐHQG HN ở Hòa Lạc và ý kiến của những người lãnh đạo các trường ĐH hiện nay thì thấy có vẻ như ngành giáo dục sẽ phải “chết”. Hàng chục năm đã trôi qua, thậm chí đã làm lễ động thổ, nhưng trên khu đất rộng và đẹp của ĐHQG HN vẫn trống không, thậm chí đã bị người ta xâu xé, sử dụng vào mục đích khác. Còn lãnh đạo các trường, ai cũng kêu di dời là cần thiết, nhưng rất khó vì không có đất “sạch” và tiền.
Có người còn không ngần ngại nêu ý kiến: Nhất trí di dời, nhưng vẫn giữ cơ sở ở nội thành?
Một bộ phận lãnh đạo, giáo viên các trường ĐH có nhà cửa đàng hoàng ở nội thành, nay ngại đi xa. Một trong những lý do mà ĐHQG HN chưa dám di dời là vì nhiều giáo viên giỏi “bóng gió” nếu phải lên Hòa Lạc, họ sẽ bỏ trường. Giáo viên giỏi chưa bỏ vì trường chưa di dời, nhưng nhiều lãnh đạo nòng cốt đã bỏ trường để ngồi vào những vị trí “ngon lành” hơn, gần Hồ Gươm hơn.
Phải quyết liệt như hồi chiến tranh
Tổng hợp các ý kiến của lãnh đạo các trường ĐH ở HN và TP HCM trong 2 cuộc gặp gỡ, làm việc vừa qua, có thể thấy việc di dời các trường ĐH ra ngoại thành là việc rất khó thực hiện. Cái khó nằm ngay trong cách nghĩ và cách tiếp cận vấn đề của những người lãnh đạo các trường. Đại đa số lãnh đạo các trường đều kêu khó vì không có đất “sạch” và thiếu kinh phí, thủ tục rườm rà… Thoạt nghe thì tất cả đều có lý, nhưng thực chất là họ vẫn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của cảnh quan, môi trường đối với chất lượng giáo dục ĐH, và hơn nữa, là ngại khó.
Nếu chiều theo ý kiến của đa số lãnh đạo các trường ĐH phải di dời thì việc di dời có lẽ chẳng bao giờ diễn ra. Do đó, ngành GD và ĐT cần có thái độ chỉ đạo rốt ráo. Nay là thời bình nhưng nên tư duy và hành động nên quyết liệt và dứt khoát như thời chiến tranh. Trong những năm đó, hầu hết các trường ĐH ở HN đều sơ tán về nông thôn; nhận lệnh buổi sáng, buổi chiều tiến hành ngay. Thế mà ở nơi mới, thầy và trò với nhà tranh, vách đất vẫn dạy và học bình thường.
Nay điều kiện của chúng ta khác xưa, tốt hơn rất nhiều nhưng chúng ta lại chần chừ, cân nhắc, ngụy biện, và để tình trạng các trường ĐH trong cảnh “nửa trường, nửa chợ”. Để “cứu” giáo dục ĐH Việt Nam, xin những người có trách nhiệm hãy quyết liệt như tinh thần của những tháng năm đi sơ tán.
Nguồn: TVN
Tôi có quan niệm: “Ra chợ, nhìn vào các sạp hàng thì biết được đời sống của người dân. Còn nhìn vào cảnh quan, môi trường đại học thì biết được tương lai đất nước”. Chính vì vậy mà kinh tế nước ta đang phát triển với tốc độ khá cao, nhưng nhiều người không mấy lạc quan vì cảnh quan, môi trường giáo dục ĐH Việt Nam đang rất tệ hại. Hầu như không có trường nào có diện tích đủ rộng để xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo cảnh quan sư phạm phù hợp.
Thực trạng đáng buồn, xin đừng đổ lỗi cho tiền nhân
Căn cứ vào con số thống kê mới nhất, hiện nay Việt Nam có 406 trường ĐH và CĐ (196 trường ĐH, 210 trường CĐ), nhưng hầu như không có trường nào có cảnh quan, môi trường phù hợp tiêu chí một cơ sở giáo dục ĐH hiện đại.
Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM chiếm khoảng 1/3 số lượng trường và tình hình thuộc loại tồi tệ nhất. Các trường ĐH nằm trên những đường phố đông đúc, ồn ào, bụi bặm, chật chội…Ví dụ, ĐH Luật TP HCM cộng cả hai cơ sở lại mới được 0,7 ha! Còn ĐH Luật Hà Nội, sau khi bán cơ sở ở Thường Tín cho hãng Coca Cola, về chen chúc trên đường Nguyễn Chí Thanh trong khoảnh đất bé tí.
Với diện tích như vậy thì nói gì tới xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm rộng rãi, thoáng đãng để sinh viên bay bổng trong nhận thức và tư duy của mình!?
Đừng đổ lỗi cho tiền nhân! Lúc sơ khai, các trường ĐH của ta đâu chật chội như vậy. Khi thành lập, ĐH Bách khoa HN có diện tích lên tới hàng trăm ha và nằm ở một vị trí rất đẹp, cạnh công viên Thống Nhất. Nay khuôn viên của trường bị “chia 5, xẻ 7″ cho vài ba trường ĐH khác nữa. Thậm chí có hẳn một đơn vị hành chính là phường Bách Khoa với hàng vạn nhân khẩu nằm gọn trong vùng đất mà trước kia là khuôn viên của trường.
Hà Nội đã từng có những “khu đô thị ĐH” ở Cầu Giấy và Thanh Xuân. Vài chục năm về trước, ở đó chỉ có những khu giảng đường, ký túc xá và những cánh đồng rộng rãi. Ấy thế mà bây giờ nhà cửa như nêm, muốn tìm một chỗ yên tĩnh ở nơi này cũng khó. Vậy mà đây lại là nơi trú ngụ của các trường ĐH trọng điểm của đất nước!
Các trường ĐH: Nửa trường, nửa… chợ
Rất nhiều trường ĐH chen chúc ở nội thành HN hiện nay đã từng có cơ sở rộng rãi ở ngoại vi. Đó là ĐH Luật ở Thường Tín, ĐH Xây dựng ở Hương Canh, ĐH Cảnh sát ở Suối Hai, ĐH Kỹ thuật Quân sự ở Phúc Yên… Vì cho rằng ở những nơi đó là xa, không có điều kiện phát triển nên họ đã bỏ những nơi đó. Thật là đáng tiếc!
Bây giờ thậm chí phải đi xa hơn chưa chắc đã tìm ra đất. Chính Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã nói: “Nếu chúng ta không có một kế hoạch cụ thể thì rất có thể khoảng 5-10 năm nữa những khu vực có bán kính 50 km xung quanh HN cũng sẽ không còn quỹ đất dành cho giáo dục mà các lĩnh vực khác sẽ đến trước.”
Tại sao trong thời gian qua những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục ĐH lại có thể tư duy và hành động như những “chủ cửa hàng tạp hóa” như vậy? Hơn ai hết, họ phải biết rằng, cảnh quan, môi trường là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới chất lượng đào tạo chứ? Hàng trăm năm trước, người Mỹ đã chứng minh được cảnh quan, môi trường ảnh hưởng tới chất lượng học tập của sinh viên.
Khuôn viên của trường càng rộng, thoáng, nhiều cây xanh càng có ảnh hưởng tốt tới tư duy của sinh viên. Vì vậy, đại đa số các trường ĐH ở Mỹ đều nằm ở ngoại vi thành phố với diện tích hàng trăm ha trở lên. Ở đó có cây xanh, vườn hoa, bãi đỗ xe, sân vận động, những con đường để sinh viên đi dạo…
Đã có nhiều cán bộ của ta đi thăm quan, học hỏi nhưng họ chẳng thu hoạch được gì khi phát biểu: “Tưởng các trường ĐH bên Mỹ thì oai lắm, ai ngờ hầu hết ở tít trên miền núi!”.
Sinh viên thiếu sân chơi
Với tầm nhìn và tư duy như vậy nên các trường ĐH hiện nay luôn ở trong tình trạng “nửa trường, nửa chợ”. Người ta lấy cái gần về khoảng cách để định hình lối sống, cách sống, cách nghĩ.
Ngày nay nên đo khoảng cách bằng thời gian chứ không phải bằng km. Ví dụ, người ta hỏi nhau: “Đi từ Mỹ Đình lên Hòa Lạc mất bao nhiêu phút?”. “Chỉ mất 20 phút!”. “Còn đi từ Bờ Hồ đến Hà Đông mất bao lâu?”. “Có khi phải hàng tiếng đồng hồ”. Thực tế là có khi đi 30 km chỉ mất 20 phút, trong khi đi 10 km mất 60 phút.
Đây chính là một gợi ý về quan niệm xa gần.
Muốn giáo dục ĐH phải… “chết”?
Thật ra, trong số những người lãnh đạo cũng có người nhìn ra việc phải chuyển các trường ĐH đến nơi rộng rãi và môi trường trong lành hơn. Bằng chứng là hàng chục năm trước, Chính phủ đã quyết định cấp cho ĐH Quốc gia HN một khu đất rộng mênh mông, ở Hòa Lạc (cách trung tâm HN trên 30 km). Việc di dời các trường ĐH đến chỗ rộng rãi và yên tĩnh hơn đã được nghĩ tới từ lâu, được khẳng định đi, khẳng định lại là rất quan trọng.
Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Bùi Văn Ga nói: “Quyết định di dời các trường ra ngoại thành không phải vì quá tải cơ sở hạ tầng ở thành phố mà là sự sống còn của ngành giáo dục…”. Nói như vậy là đã rất quyết liệt và đúng với đòi hỏi hiện nay. Nếu không di dời các trường ĐH đến nơi rộng rãi, thoáng đãng hơn, ngành giáo dục sẽ… “chết”.
Căn cứ vào tiến độ, cách thức xây dựng ĐHQG HN ở Hòa Lạc và ý kiến của những người lãnh đạo các trường ĐH hiện nay thì thấy có vẻ như ngành giáo dục sẽ phải “chết”. Hàng chục năm đã trôi qua, thậm chí đã làm lễ động thổ, nhưng trên khu đất rộng và đẹp của ĐHQG HN vẫn trống không, thậm chí đã bị người ta xâu xé, sử dụng vào mục đích khác. Còn lãnh đạo các trường, ai cũng kêu di dời là cần thiết, nhưng rất khó vì không có đất “sạch” và tiền.
Có người còn không ngần ngại nêu ý kiến: Nhất trí di dời, nhưng vẫn giữ cơ sở ở nội thành?
Một bộ phận lãnh đạo, giáo viên các trường ĐH có nhà cửa đàng hoàng ở nội thành, nay ngại đi xa. Một trong những lý do mà ĐHQG HN chưa dám di dời là vì nhiều giáo viên giỏi “bóng gió” nếu phải lên Hòa Lạc, họ sẽ bỏ trường. Giáo viên giỏi chưa bỏ vì trường chưa di dời, nhưng nhiều lãnh đạo nòng cốt đã bỏ trường để ngồi vào những vị trí “ngon lành” hơn, gần Hồ Gươm hơn.
Phải quyết liệt như hồi chiến tranh
Tổng hợp các ý kiến của lãnh đạo các trường ĐH ở HN và TP HCM trong 2 cuộc gặp gỡ, làm việc vừa qua, có thể thấy việc di dời các trường ĐH ra ngoại thành là việc rất khó thực hiện. Cái khó nằm ngay trong cách nghĩ và cách tiếp cận vấn đề của những người lãnh đạo các trường. Đại đa số lãnh đạo các trường đều kêu khó vì không có đất “sạch” và thiếu kinh phí, thủ tục rườm rà… Thoạt nghe thì tất cả đều có lý, nhưng thực chất là họ vẫn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của cảnh quan, môi trường đối với chất lượng giáo dục ĐH, và hơn nữa, là ngại khó.
Nếu chiều theo ý kiến của đa số lãnh đạo các trường ĐH phải di dời thì việc di dời có lẽ chẳng bao giờ diễn ra. Do đó, ngành GD và ĐT cần có thái độ chỉ đạo rốt ráo. Nay là thời bình nhưng nên tư duy và hành động nên quyết liệt và dứt khoát như thời chiến tranh. Trong những năm đó, hầu hết các trường ĐH ở HN đều sơ tán về nông thôn; nhận lệnh buổi sáng, buổi chiều tiến hành ngay. Thế mà ở nơi mới, thầy và trò với nhà tranh, vách đất vẫn dạy và học bình thường.
Nay điều kiện của chúng ta khác xưa, tốt hơn rất nhiều nhưng chúng ta lại chần chừ, cân nhắc, ngụy biện, và để tình trạng các trường ĐH trong cảnh “nửa trường, nửa chợ”. Để “cứu” giáo dục ĐH Việt Nam, xin những người có trách nhiệm hãy quyết liệt như tinh thần của những tháng năm đi sơ tán.
Nguồn: TVN
Đổi mới phương pháp dạy học - Một chặng đường cộng hưởng
(GD&TĐ) - Đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH) song hành cùng đổi mới chương trình – sách giáo khoa (CT-SGK) đã được tiến hành hơn chục năm qua một cách kiên trì, bền bỉ và rộng khắp. Tuy chưa thật sự đạt được mức độ tương xứng với yên cầu đổi mới GD phổ thông, nhưng việc đổi mới CT-SGK đi kèm với ĐMPPDH của giáo viên (GV) đã làm cho việc học của học sinh trở nên tích cực hơn, chủ động hơn, làm tiền đề cho các em phát triển bản thân tốt hơn cả trong hiện tại và tương lai. Điều này đặc biệt được thể hiện từ khi nhiệm vụ ĐMPPDH có sự cộng hưởng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực (THTT,HSTC)” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Hiệu ứng từ đổi mới phương pháp dạy học
Những đòi hỏi cả về đội ngũ GV và cơ sở vật chất để ĐMPPDH đã mang lại những đổi thay ở mọi nhà trường trong quá trình thực hiện CT-SGK mới. Trước đây, nếu như bảng đen, phấn trắng, bàn ghế thông thường và cuốn giáo án viết tay là những công cụ phổ biến để dạy và học; thì nay, không gian lớp học – nơi diễn ra quá trình dạy và học, đã thay đổi hẳn. Không chỉ là những dãy bàn ghế kê thẳng hàng tăm tắp mà là sự linh hoạt tùy theo hình thức tổ chức dạy học mà GV tiến hành, cốt làm sao để việc dạy và học đều trở nên tích cực. Không chỉ là phấn trắng bảng đen mà còn có sự phối hợp với máy tính xách tay, bảng tương tác, máy chiếu…Hoạt động trong lớp học không còn là sự độc diễn của GV với những thuyết trình dài dằng dặc triền miên mà còn là sự tương tác tích cực của HS, để quá trình tiếp thu kiến thức không còn thụ động nữa. Nhà trường không chỉ khang trang về khuôn viên xây dựng, cảnh quan mà còn có thêm nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy-học theo hướng đổi mới. Hệ thống thư viện được chú trọng cả về lượng và chất thông tin, lại có những sáng tạo mới để tạo ra các thư viện lưu động, thư viện xanh phục vụ mọi nhu cầu và đối tượng tiếp nhận thông tin. Hệ thống mạng internet được kết nối là một công cụ hữu hiệu để GV và HS có một kho tư liệu tham khảo cần thiết. HS được định hướng tự học dựa trên kiến thức và kỹ năng chuẩn do GV cung cấp trên lớp.
Đội ngũ GV cũng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu dạy và học mới. Họ được bồi dưỡng tập huấn để thực hiện các kỹ thuật dạy học mới theo phương pháp và quy trình mới, được tạo các điều kiện cần thiết để tiến hành những đổi mới về phương pháp đáp ứng đổi mới của CT-SGK. Việc ĐMPPDH không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của mỗi GV, để họ có thể khẳng định vị thế của mình với học trò, đồng nghiệp và phụ huynh.
Nói như thế không có nghĩa là việc ĐMPPDH đã thật là hoàn hảo, có hình hài rõ nét với mọi GV, mọi nhà trường. Cần có sự nhận thức sâu sắc hơn nữa về nội dung, phương pháp thực hiện việc đổi mới này. Việc bồi dưỡng, tập huấn về ĐMPPDH đôi khi còn dàn trải, thiếu hiệu quả, nặng về hình thức. Điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu ĐMPPDH cũng chưa được đảm bảo. Lao động của GV vẫn còn nhiều áp lực mà việc ĐMPPDH cũng là một trong những áp lực đó, làm cho chính việc ĐMPPDH có khi chưa thật sự có động lực tự thân của mỗi GV.
Tiếp nhận sự cộng hưởng từ nhiều phía, công cuộc ĐMPPDH đã có những “cú hích” để phát triển lên một tầm mới
Cú hích tích cực từ sự cộng hưởng
Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học là yếu tố gần như bắt buộc và có thể coi là xương sống của đổi mới giáo dục phổ thông, như Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã có lần khẳng định. Xác định tầm quan trọng của phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, rất nhiều dự án giáo dục đã coi việc đầu tư cho bồi dưỡng tập huấn ĐMPPDH, đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại là một thành phần hoạt động ưu tiên. Tập trung nhất là trong khoảng 5 năm trở lại đây. Các dự án như Phát triển GD trung học, Phát triển giáo viên THPT và TCCN, Việt-Bỉ, Phát triển GDTHCS2, Oxfam…đều có những hoạt động phục vụ cho ĐMPPDH của GV. Nhiều hội thảo, đợt bồi dưỡng, tập huấn đã được tổ chức, rút ra nhiều kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn cho vấn đề này. Đặc biệt, dự án Việt-Bỉ có phạm vi hoạt động là 15 tỉnh miền núi phía Bắc nhưng sản phẩm về ĐMPPDH do dự án xây dựng đã được phổ biến toàn quốc trước khi Dự án kết thúc vào năm 2010; Dự án phát triển GV THPT và TCCN tổ chức một hội thảo lớn về Bồi dưỡng Giáo viên ĐMPPDH năm 2008, có sự tham gia phối hợp của nhiều dự án khác và các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục, gây được ấn tượng tốt cho các đại biểu tham dự. Ngoài ra là các hội thảo về ĐMPPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá cũng đã được Bộ GD-ĐT tổ chức, tạo nên một nội hàm mới cho công tác ĐMPPDH, đó là đổi mới kiểm tra đánh giá để tác động trở lại đối với ĐMPPDH. Mới đây, Dự án phát triển GD THCS 2 còn được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ xây dựng mô hình trường THCS tổ chức hoạt động ĐMPPDH. Đây là một việc làm có ý nghĩa lớn để tổng kết mô hình, triển khai Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị Chỉ đạo quản lý hoạt động ĐMPPDH ở các trường phổ thông tổ chức đầu năm 2009. Lần đầu tiên, ĐMPPDH đã được đưa lên tầm chỉ đạo, quản lý, với sự chủ trì của Phó Thủ tướng, cho thấy tầm quan trọng, cấp bách của việc ĐMPPDH. Việc ĐMPPDH không chỉ còn là việc của riêng giáo viên, mà phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các cấp quản lý từ Trung ương tới địa phương.
ĐMPPDH còn nhận được sự cộng hưởng tích cực từ cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được phát động vào năm học 2007-2008. Cũng trong năm học này, Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trực tiếp phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có một nội dung rất quan trọng là Dạy và học hiệu quả thông qua ĐMPPDH của GV và phương pháp học tập của HS, khái quát là Dạy và học tích cực. Sự thân thiện và tích cực là hai phạm trù không thể tách rời, bổ sung và tác động lẫn nhau khi thực hiện các nội dung của phong trào thi đua. Việc ĐMPPDH chỉ hiệu quả khi đề cao được trách nhiệm của đội ngũ GV trong môi trường sư phạm thân thiện và phát huy được vai trò tích cực học tập của HS. Việc áp dụng phương pháp dạy và học tích cực là giải pháp có tầm quan trọng quyết định đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Việc Dự án phát triển GD THCS 2 được giao nhiệm vụ hỗ trợ triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời được Bộ GD-ĐT tiếp tục giao thực hiện xây dựng mô hình trường THCS tổ chức hoạt động ĐMPPDH chính là sự khẳng định ĐMPPDH là một phần quan trọng, không thể thiếu của 5 nội dung thi đua xây dựng THTT, HSTC, không chỉ đối với cấp THCS.
Cho đến thời điểm này, khi tiếp nhận sự cộng hưởng từ nhiều phía, công cuộc ĐMPPDH đã có những “cú hích” để phát triển lên một tầm mới, có được “hình hài” rõ nét cả về nội dung tiêu chí và phương pháp đánh giá, cả về kỹ thuật thực hiện cụ thể và công tác chỉ đạo, quản lý, để GD Việt Nam không chỉ nâng cao chất lượng mà còn hội nhập được với các nền giáo dục tiên tiến khác trên thế giới. Khi đã có một quy trình, phương pháp và kỹ thuật ĐMPPDH, cũng như có được những yếu tố nền tảng để dạy học có chất lượng (đạo đức, kiến thức kỹ năng, sáng kiến thích ứng, giao tiếp hợp tác) thì dù tiếp cận với bất cứ sự đổi thay nào về mặt nội dung chương trình, người GV và cán bộ quản lý giáo dục đều có thể có những sự thích ứng linh hoạt, hiệu quả.
Nguyễn Hoàng
http://www.gdtd.vn/channel/2762/201103/Doi-moi-phuong-phap-day-hoc-Mot-chang-duong-cong-huong-1943254/
Hiệu ứng từ đổi mới phương pháp dạy học
Những đòi hỏi cả về đội ngũ GV và cơ sở vật chất để ĐMPPDH đã mang lại những đổi thay ở mọi nhà trường trong quá trình thực hiện CT-SGK mới. Trước đây, nếu như bảng đen, phấn trắng, bàn ghế thông thường và cuốn giáo án viết tay là những công cụ phổ biến để dạy và học; thì nay, không gian lớp học – nơi diễn ra quá trình dạy và học, đã thay đổi hẳn. Không chỉ là những dãy bàn ghế kê thẳng hàng tăm tắp mà là sự linh hoạt tùy theo hình thức tổ chức dạy học mà GV tiến hành, cốt làm sao để việc dạy và học đều trở nên tích cực. Không chỉ là phấn trắng bảng đen mà còn có sự phối hợp với máy tính xách tay, bảng tương tác, máy chiếu…Hoạt động trong lớp học không còn là sự độc diễn của GV với những thuyết trình dài dằng dặc triền miên mà còn là sự tương tác tích cực của HS, để quá trình tiếp thu kiến thức không còn thụ động nữa. Nhà trường không chỉ khang trang về khuôn viên xây dựng, cảnh quan mà còn có thêm nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy-học theo hướng đổi mới. Hệ thống thư viện được chú trọng cả về lượng và chất thông tin, lại có những sáng tạo mới để tạo ra các thư viện lưu động, thư viện xanh phục vụ mọi nhu cầu và đối tượng tiếp nhận thông tin. Hệ thống mạng internet được kết nối là một công cụ hữu hiệu để GV và HS có một kho tư liệu tham khảo cần thiết. HS được định hướng tự học dựa trên kiến thức và kỹ năng chuẩn do GV cung cấp trên lớp.
Đội ngũ GV cũng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu dạy và học mới. Họ được bồi dưỡng tập huấn để thực hiện các kỹ thuật dạy học mới theo phương pháp và quy trình mới, được tạo các điều kiện cần thiết để tiến hành những đổi mới về phương pháp đáp ứng đổi mới của CT-SGK. Việc ĐMPPDH không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của mỗi GV, để họ có thể khẳng định vị thế của mình với học trò, đồng nghiệp và phụ huynh.
Nói như thế không có nghĩa là việc ĐMPPDH đã thật là hoàn hảo, có hình hài rõ nét với mọi GV, mọi nhà trường. Cần có sự nhận thức sâu sắc hơn nữa về nội dung, phương pháp thực hiện việc đổi mới này. Việc bồi dưỡng, tập huấn về ĐMPPDH đôi khi còn dàn trải, thiếu hiệu quả, nặng về hình thức. Điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu ĐMPPDH cũng chưa được đảm bảo. Lao động của GV vẫn còn nhiều áp lực mà việc ĐMPPDH cũng là một trong những áp lực đó, làm cho chính việc ĐMPPDH có khi chưa thật sự có động lực tự thân của mỗi GV.
Tiếp nhận sự cộng hưởng từ nhiều phía, công cuộc ĐMPPDH đã có những “cú hích” để phát triển lên một tầm mới
Cú hích tích cực từ sự cộng hưởng
Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học là yếu tố gần như bắt buộc và có thể coi là xương sống của đổi mới giáo dục phổ thông, như Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã có lần khẳng định. Xác định tầm quan trọng của phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, rất nhiều dự án giáo dục đã coi việc đầu tư cho bồi dưỡng tập huấn ĐMPPDH, đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại là một thành phần hoạt động ưu tiên. Tập trung nhất là trong khoảng 5 năm trở lại đây. Các dự án như Phát triển GD trung học, Phát triển giáo viên THPT và TCCN, Việt-Bỉ, Phát triển GDTHCS2, Oxfam…đều có những hoạt động phục vụ cho ĐMPPDH của GV. Nhiều hội thảo, đợt bồi dưỡng, tập huấn đã được tổ chức, rút ra nhiều kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn cho vấn đề này. Đặc biệt, dự án Việt-Bỉ có phạm vi hoạt động là 15 tỉnh miền núi phía Bắc nhưng sản phẩm về ĐMPPDH do dự án xây dựng đã được phổ biến toàn quốc trước khi Dự án kết thúc vào năm 2010; Dự án phát triển GV THPT và TCCN tổ chức một hội thảo lớn về Bồi dưỡng Giáo viên ĐMPPDH năm 2008, có sự tham gia phối hợp của nhiều dự án khác và các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục, gây được ấn tượng tốt cho các đại biểu tham dự. Ngoài ra là các hội thảo về ĐMPPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá cũng đã được Bộ GD-ĐT tổ chức, tạo nên một nội hàm mới cho công tác ĐMPPDH, đó là đổi mới kiểm tra đánh giá để tác động trở lại đối với ĐMPPDH. Mới đây, Dự án phát triển GD THCS 2 còn được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ xây dựng mô hình trường THCS tổ chức hoạt động ĐMPPDH. Đây là một việc làm có ý nghĩa lớn để tổng kết mô hình, triển khai Kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị Chỉ đạo quản lý hoạt động ĐMPPDH ở các trường phổ thông tổ chức đầu năm 2009. Lần đầu tiên, ĐMPPDH đã được đưa lên tầm chỉ đạo, quản lý, với sự chủ trì của Phó Thủ tướng, cho thấy tầm quan trọng, cấp bách của việc ĐMPPDH. Việc ĐMPPDH không chỉ còn là việc của riêng giáo viên, mà phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các cấp quản lý từ Trung ương tới địa phương.
ĐMPPDH còn nhận được sự cộng hưởng tích cực từ cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được phát động vào năm học 2007-2008. Cũng trong năm học này, Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trực tiếp phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có một nội dung rất quan trọng là Dạy và học hiệu quả thông qua ĐMPPDH của GV và phương pháp học tập của HS, khái quát là Dạy và học tích cực. Sự thân thiện và tích cực là hai phạm trù không thể tách rời, bổ sung và tác động lẫn nhau khi thực hiện các nội dung của phong trào thi đua. Việc ĐMPPDH chỉ hiệu quả khi đề cao được trách nhiệm của đội ngũ GV trong môi trường sư phạm thân thiện và phát huy được vai trò tích cực học tập của HS. Việc áp dụng phương pháp dạy và học tích cực là giải pháp có tầm quan trọng quyết định đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Việc Dự án phát triển GD THCS 2 được giao nhiệm vụ hỗ trợ triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đồng thời được Bộ GD-ĐT tiếp tục giao thực hiện xây dựng mô hình trường THCS tổ chức hoạt động ĐMPPDH chính là sự khẳng định ĐMPPDH là một phần quan trọng, không thể thiếu của 5 nội dung thi đua xây dựng THTT, HSTC, không chỉ đối với cấp THCS.
Cho đến thời điểm này, khi tiếp nhận sự cộng hưởng từ nhiều phía, công cuộc ĐMPPDH đã có những “cú hích” để phát triển lên một tầm mới, có được “hình hài” rõ nét cả về nội dung tiêu chí và phương pháp đánh giá, cả về kỹ thuật thực hiện cụ thể và công tác chỉ đạo, quản lý, để GD Việt Nam không chỉ nâng cao chất lượng mà còn hội nhập được với các nền giáo dục tiên tiến khác trên thế giới. Khi đã có một quy trình, phương pháp và kỹ thuật ĐMPPDH, cũng như có được những yếu tố nền tảng để dạy học có chất lượng (đạo đức, kiến thức kỹ năng, sáng kiến thích ứng, giao tiếp hợp tác) thì dù tiếp cận với bất cứ sự đổi thay nào về mặt nội dung chương trình, người GV và cán bộ quản lý giáo dục đều có thể có những sự thích ứng linh hoạt, hiệu quả.
Nguyễn Hoàng
http://www.gdtd.vn/channel/2762/201103/Doi-moi-phuong-phap-day-hoc-Mot-chang-duong-cong-huong-1943254/
Tháo gỡ rào cản cho hiệu trưởng
TT - “Hiệu trưởng các trường ở Việt Nam phải lo mọi chuyện từ A-Z, từ chuyện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đời sống giáo viên... đến cả công tác PR, quảng bá cho trường mình”.
Thầy Trần Mậu Minh (bìa phải) - hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1, TP.HCM - trao đổi với phụ huynh việc học hành của học sinh lớp 9. Thầy là một trong những hiệu trưởng có nhiều sáng kiến đổi mới - Ảnh: Như Hùng
Đó là nhận định của ThS Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, tại hội thảo “Người hiệu trưởng trong đổi mới quản lý giáo dục” do Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận, TP.HCM tổ chức sáng 26-3. Đi kèm với những trọng trách xã hội là vô vàn khó khăn, nhiều rào cản đối với họ...
Áp lực từ nhiều phía
Tại hội thảo, cô Nguyễn Thị Minh Châu - hiệu trưởng Trường tiểu học Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận - nêu thực tế: “Vấn đề tồn đọng khá lâu trong giáo dục là việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý không đúng vị trí. Thế nên mới xảy ra tình trạng cán bộ chỉ “hồng” mà không “chuyên”. Một số nơi có kiểu bố trí cán bộ theo mối quan hệ hơn là năng lực, phẩm chất. Hai kiểu này đều dẫn tới những hạn chế trong quản lý và chậm tiến bộ đổi mới. Việc không chịu đổi mới tại các trường hiện nay còn thể hiện ở chỗ: phân cấp không triệt để, đổi mới chỉ diễn ra trên giấy, dừng lại ở cấp UBND quận huyện, còn nhà trường thì thiếu chủ động”.
Giáo viên mong đợi gì ở hiệu trưởng?
Mong mỏi lớn của giáo viên đối với người hiệu trưởng là việc đổi mới quản lý phải làm cho thu nhập của họ tăng lên. Kế đến là việc ổn định đời sống giáo viên, giảm áp lực công việc và phát triển năng lực giảng dạy của giáo viên. Đây là kết quả khảo sát của ThS Phan Tấn Chí đối với 480 giáo viên tại TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang.
ThS Chí nêu giải pháp: “Hiệu trưởng phải tiết kiệm trong sử dụng nguồn thu, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ bên ngoài, cần giảm bớt hội họp và các thủ tục rườm rà, cải tiến chế độ thông tin trong nhà trường để kịp thời nghe các ý kiến phản hồi của giáo viên...”.
Theo ThS Phan Tấn Chí - phó trưởng khoa cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM: “Lâu nay, hiệu trưởng các trường bị chi phối và chịu áp lực từ nhiều phía để đuổi theo kết quả là tỉ lệ tốt nghiệp qua các kỳ thi cuối cấp. Các trường đang gặp rào cản từ phía học sinh khi học sinh ngày càng có nhiều hành vi lệch chuẩn, xem việc học để hiểu biết không quan trọng bằng học để thi. Hiệu trưởng có dám làm khác xu thế này không?”.
Trong khi đó, ngay cả vấn đề tự chủ tài chính trong nhà trường hiện chỉ mới thực hiện ở các trường THPT. Còn bậc THCS, tiểu học chưa tự chủ được dẫn đến lương, thưởng cho giáo viên rất thấp.
“Một số hiệu trưởng chưa nhìn nhận rõ quan điểm mới về quản lý nhà trường, vẫn quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính theo phương thức một chiều. Chưa chú ý đến sự phát triển năng lực của giáo viên, học sinh. Chưa thật sự chủ động, tự chịu trách nhiệm, vẫn chờ đợi sự chỉ đạo từ cơ quan cấp trên” - ThS Dương Thái Thanh Nhàn, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận, đưa ra ý kiến.
Chân dung hiệu trưởng thời kỳ mới
TS Đinh Phương Duy, chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM, đã “vẽ” lên bức chân dung người hiệu trưởng trong thời kỳ mới: “Hiệu trưởng cần được trang bị kỹ năng mềm để có đủ tự tin điều hành nhà trường như một doanh nghiệp nhưng không làm mất bản sắc nhà trường phổ thông. Người hiệu trưởng cần đẹp hơn, uy nghi hơn, hoạt bát hơn, lưu loát hơn, lạc quan hơn, tự chủ hơn, độc lập hơn... và đặc biệt phải giàu có hơn để có đủ tâm sức, tư duy hành động với ưu thế của một nhà quản trị hiện đại”.
Cô Võ Thị Hạnh Thảo - hiệu trưởng Trường tiểu học Cao Bá Quát, Q.Phú Nhuận - cho rằng để đổi mới quản lý giáo dục từ cơ sở cần phải gỡ bỏ nhiều mối ràng buộc. Hiệu trưởng nên giao quyền tuyệt đối cho giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy vì không ai hiểu rõ học sinh bằng chính họ. Cũng không ai hiểu rõ những người thầy bằng chính những người thầy trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ.
“Tiếp theo là cần dỡ bỏ áp lực chạy theo chương trình. Ai cũng biết việc chạy theo thành tích ảnh hưởng đến chất lượng và phương pháp giảng dạy của người thầy, nếu không muốn nói việc ấy gián tiếp cổ vũ việc đọc chép trên lớp. Nên lấy hiệu quả tiết dạy và quá trình tiến bộ của học sinh làm cơ sở đánh giá giáo viên. Thêm nữa, cần xem lại việc lạm dụng bài giảng điện tử. Đây là phương pháp dạy học hiện đại nhưng hệ quả là tạo ra hàng loạt bài giảng giống nhau bất kể trình độ học sinh - điều đại kỵ trong giáo dục” - cô Thảo khẳng định.
PHÚC ĐIỀN
http://tuoitre.vn/Giao-duc/430725/Thao-go-rao-can-cho-hieu-truong.html
Thầy Trần Mậu Minh (bìa phải) - hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1, TP.HCM - trao đổi với phụ huynh việc học hành của học sinh lớp 9. Thầy là một trong những hiệu trưởng có nhiều sáng kiến đổi mới - Ảnh: Như Hùng
Đó là nhận định của ThS Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, tại hội thảo “Người hiệu trưởng trong đổi mới quản lý giáo dục” do Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận, TP.HCM tổ chức sáng 26-3. Đi kèm với những trọng trách xã hội là vô vàn khó khăn, nhiều rào cản đối với họ...
Áp lực từ nhiều phía
Tại hội thảo, cô Nguyễn Thị Minh Châu - hiệu trưởng Trường tiểu học Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận - nêu thực tế: “Vấn đề tồn đọng khá lâu trong giáo dục là việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý không đúng vị trí. Thế nên mới xảy ra tình trạng cán bộ chỉ “hồng” mà không “chuyên”. Một số nơi có kiểu bố trí cán bộ theo mối quan hệ hơn là năng lực, phẩm chất. Hai kiểu này đều dẫn tới những hạn chế trong quản lý và chậm tiến bộ đổi mới. Việc không chịu đổi mới tại các trường hiện nay còn thể hiện ở chỗ: phân cấp không triệt để, đổi mới chỉ diễn ra trên giấy, dừng lại ở cấp UBND quận huyện, còn nhà trường thì thiếu chủ động”.
Giáo viên mong đợi gì ở hiệu trưởng?
Mong mỏi lớn của giáo viên đối với người hiệu trưởng là việc đổi mới quản lý phải làm cho thu nhập của họ tăng lên. Kế đến là việc ổn định đời sống giáo viên, giảm áp lực công việc và phát triển năng lực giảng dạy của giáo viên. Đây là kết quả khảo sát của ThS Phan Tấn Chí đối với 480 giáo viên tại TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Kiên Giang.
ThS Chí nêu giải pháp: “Hiệu trưởng phải tiết kiệm trong sử dụng nguồn thu, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ bên ngoài, cần giảm bớt hội họp và các thủ tục rườm rà, cải tiến chế độ thông tin trong nhà trường để kịp thời nghe các ý kiến phản hồi của giáo viên...”.
Theo ThS Phan Tấn Chí - phó trưởng khoa cơ sở Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM: “Lâu nay, hiệu trưởng các trường bị chi phối và chịu áp lực từ nhiều phía để đuổi theo kết quả là tỉ lệ tốt nghiệp qua các kỳ thi cuối cấp. Các trường đang gặp rào cản từ phía học sinh khi học sinh ngày càng có nhiều hành vi lệch chuẩn, xem việc học để hiểu biết không quan trọng bằng học để thi. Hiệu trưởng có dám làm khác xu thế này không?”.
Trong khi đó, ngay cả vấn đề tự chủ tài chính trong nhà trường hiện chỉ mới thực hiện ở các trường THPT. Còn bậc THCS, tiểu học chưa tự chủ được dẫn đến lương, thưởng cho giáo viên rất thấp.
“Một số hiệu trưởng chưa nhìn nhận rõ quan điểm mới về quản lý nhà trường, vẫn quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính theo phương thức một chiều. Chưa chú ý đến sự phát triển năng lực của giáo viên, học sinh. Chưa thật sự chủ động, tự chịu trách nhiệm, vẫn chờ đợi sự chỉ đạo từ cơ quan cấp trên” - ThS Dương Thái Thanh Nhàn, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận, đưa ra ý kiến.
Chân dung hiệu trưởng thời kỳ mới
TS Đinh Phương Duy, chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM, đã “vẽ” lên bức chân dung người hiệu trưởng trong thời kỳ mới: “Hiệu trưởng cần được trang bị kỹ năng mềm để có đủ tự tin điều hành nhà trường như một doanh nghiệp nhưng không làm mất bản sắc nhà trường phổ thông. Người hiệu trưởng cần đẹp hơn, uy nghi hơn, hoạt bát hơn, lưu loát hơn, lạc quan hơn, tự chủ hơn, độc lập hơn... và đặc biệt phải giàu có hơn để có đủ tâm sức, tư duy hành động với ưu thế của một nhà quản trị hiện đại”.
Cô Võ Thị Hạnh Thảo - hiệu trưởng Trường tiểu học Cao Bá Quát, Q.Phú Nhuận - cho rằng để đổi mới quản lý giáo dục từ cơ sở cần phải gỡ bỏ nhiều mối ràng buộc. Hiệu trưởng nên giao quyền tuyệt đối cho giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy vì không ai hiểu rõ học sinh bằng chính họ. Cũng không ai hiểu rõ những người thầy bằng chính những người thầy trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ.
“Tiếp theo là cần dỡ bỏ áp lực chạy theo chương trình. Ai cũng biết việc chạy theo thành tích ảnh hưởng đến chất lượng và phương pháp giảng dạy của người thầy, nếu không muốn nói việc ấy gián tiếp cổ vũ việc đọc chép trên lớp. Nên lấy hiệu quả tiết dạy và quá trình tiến bộ của học sinh làm cơ sở đánh giá giáo viên. Thêm nữa, cần xem lại việc lạm dụng bài giảng điện tử. Đây là phương pháp dạy học hiện đại nhưng hệ quả là tạo ra hàng loạt bài giảng giống nhau bất kể trình độ học sinh - điều đại kỵ trong giáo dục” - cô Thảo khẳng định.
PHÚC ĐIỀN
http://tuoitre.vn/Giao-duc/430725/Thao-go-rao-can-cho-hieu-truong.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)