10/11/14

Thông tư 30 vẫn còn nhiều bất cập


Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định đánh giá học sinh tiểu học – đánh giá bằng nhận xét được ban hành như một bước tiến lớn trong việc thay đổi tư duy để đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Nó không chỉ là sự thay đổi trong cách đánh giá kết quả học tập của người học một cách đơn thuần mà điều này còn làm cho giáo viên phải tự thay đổi phương pháp dạy học để phù hợp với cách đánh giá mới này. Điểm số được thay bằng những lời nhận xét (feedback) cũng là xu hướng chung của giáo dục quốc tế không chỉ ở bậc tiểu học mà còn sử dụng chung trong toàn bộ hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, không phải cứ theo xu hướng thì đều là tốt cả, tạm để xu hướng đó sang một bên mà nhìn nhận cách đánh giá này ở góc độ tâm lý học, chúng ta có thể thấy rằng con người phát triển tâm sinh lý theo từng giai đoạn. Nó thay đổi theo thời gian và không phải là bất biến. Hơn nữa, ở góc độ giáo dục học, giáo dục là một quá trình hình hành kiến thức và kỹ năng lâu dài.  Quá trình học tập của người học phát triển theo từng giai đoạn như tiểu học, trung học phổ thông, đại học…chia nhỏ hơn mỗi bậc học lại có từng năm học. Việc đánh giá kết quả của người học phải nhằm mục đích giúp người học tiến bộ trong mỗi quá trình đó. Vì thế đánh giá bằng điểm chỉ cho người học biết rằng kiến thức họ đạt được bao mức bao nhiêu trong tổng số mà chưa chỉ ra cho họ biết họ đã làm được những gì và cần phải làm gì để tiến bộ hơn. Điểm số không thể là công cụ đánh giá kết quả cuối cùng của người học. Cách đánh giá bằng nhận xét sẽ là một trong những giải pháp tập trung vào người học và giúp người học giải quyết được những khó khăn trong quá trình học tập.
Có thể nói Thông tư 30 đã tiếp cận theo hướng này tuy nhiên những nội dung và cách thức đánh giá của nó còn có rất nhiều vấn đề khiến những người trong cuộc gặp khó khăn trong việc thực hiện.
Theo quy định của Thông tư này, giáo viên sẽ đánh giá học sinh trên 3 nội dung: Chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học; Năng lực (tự phụ vụ; giao tiếp hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề); Phẩm chất (chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;  tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỉ luật, đoàn kết;  yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước).
Chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học: Bộ giáo dục đã ban hành Quyết định 16/2006/-BGDĐT về chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có chương trình giáo dục tiểu học quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học theo từng lớp. Tuy nhiên, quy định này phân ra yêu cầu đạt được của mỗi bài học mà chưa có một chuẩn kiến thức và kỹ năng tổng quan của từng môn học đó theo cấp độ vì thế rất khó khăn để giáo viên nhận xét cuối môn học hoặc phụ huynh cũng khó theo dõi được con mình có đạt được những kiến thức và kỹ năng của môn học đó không và con còn chưa đạt được kiến thức, kỹ năng nào.
Về phẩm chất của học sinh được đánh giá trên các phương diện chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;  tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; trung thực, kỉ luật, đoàn kết;  yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước. Đây thực sự là một điều khó khăn cho giáo viên đánh giá học sinh theo cách mà Bộ quy định là Đạt hoặc Không đạt. Chẳng hạn, Điều 9 mục d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực  tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường;  tự hào về người thân trong gia đình,  thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương. Nếu như một học sinh không đạt được một trong những nội dung này như là không thích tìm hiểu về địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương thì lại học sinh đó có được coi là yêu quên hương đất nước không? Vậy thì học sinh đó được đánh giá là Đạt hay Không đạt về mặt phẩm chất? Đó chỉ là một trong những nhiều nội dung trong phần đánh giá phẩm chất của học sinh mà trong Thông tư đưa ra.
Hơn nữa, về năng lực và phẩm chất của học sinh tiểu học cũng được biểu lộ nhiều ở môi trường gia đình thì trong mục này lại không thấy vai trò của cha mẹ trong việc đánh giá. Năng lực và phẩm chất của học sinh thông thường không được các nước trên thế giới đánh giá Đạt (pass) hay Không đạt (fail) mà mỗi một học kỳ hoặc mỗi năm nhà trường sẽ có bản nhận xét đánh giá chung về năng lực và phẩm chất của học sinh đó.
Cách thức đánh giá mà Thông tư đưa ra cũng có rất nhiều vấn đề gây khó khăn cho giáo viên. Thứ nhất là quy định về việc đánh giá thường xuyên: không dùng điểm để đánh giá mà giáo viên phải dùng lời nói hoặc viết nhận xét học sinh hằng ngày và hằng tháng. Tuy công văn mới của Bộ là không nhất thiết phải nhận xét hết tất cả các học sinh nhưng trên thực tế giáo viên vẫn cần phải nắm bắt được kiến thức và kỹ năng của từng học sinh bị hổng chỗ nào, chỗ nào cần hoàn thiện thì việc nhận xét hàng ngày cho từng học sinh là điều khó thực hiện vì hiện nay sĩ số mỗi lớp rất đông. Việc nhận xét này thực sự có hiệu quả đối với từng cá nhân khi lớp học có số lượng học sinh ít. Đã có không ít giáo viên đối phó với việc này bằng việc dùng con đấu đóng vào mỗi phần bài của học sinh với những lời nhận xét rất ngắn gọn: Cô khen, hoàn thành bài tập, cần cố gắng…Thực sự những lời nhận xét đó không thể nào giúp học sinh biết được mình đã làm được gì và cần phải làm gì để tiến bộ hơn. Nếu như thế thì điểm số vẫn là một cách đánh giá hiệu quả hơn vì nó cho biết rằng học sinh đạt được bao nhiêu phần kiến thức của bài học đó. Ở đây, chúng ta nên hiểu rằng điểm số không phải là công cụ để đánh giá cả một quá trình học tập của học sinh nhưng nó vẫn có thể được dùng để cho biết về mặt lượng trong mỗi bước đi của cả quá trình. Hiện nay các nước trên thế giới không dùng điểm số để đánh giá thành tích học tập cuối cùng của học sinh chứ không phải là hoàn toàn không dùng điểm số trong suốt quá trình đó.
Thứ hai, không chỉ có đánh giá thường xuyên mà Thông tư còn quy định đánh giá định kỳ kết quả học tập và đánh giá tổng hợp. Đánh giá định kỳ kết quả học tập thông qua bài kiểm tra cuối kỳ 1 và cuối năm, dùng thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân. Đánh giá tổng hợp là kết quả cuối cùng thông qua hồ sơ đánh giá bao gồm học bạ; sổ theo dõi chất lượng giáo dục; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học; sổ liên lạc (nếu có); giấy chứng nhận hoặc giấy khen (nếu có)… Học sinh được được xác nhận hoàn  thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:
- Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành;
- Đánh giá định kì cuối năm học  các môn học  theo quy định: đạt điểm 5 trở lên;
- Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt;
- Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt; 

Tuy nhiên, trong quy định này không nói rõ nếu học sinh không hoàn thành đánh giá thường xuyên đối với các môn học nhưng bài kiểm tra vẫn đạt 5 trở nên thì xét như thế nào hoặc ngược lại hoàn thành đánh giá thường xuyên các môn học mà đánh giá định kỳ cuối năm học đưới điểm 5 thì ra sao? Nếu hoàn thành các môn học mà năng lực không đạt, phẩm chất đạt thì xét ra sao?...Trên thực tế sẽ có rất nhiều trường hợp xảy ra như vậy nếu quy định không chặt chẽ thì giáo viên và hiệu trưởng sẽ rất lúng túng trong việc xét đánh giá học sinh. Qua đây có thể cho thấy rằng, mặc dù Thông tư có đổi mới về tư duy trong giáo dục nhưng thực sự quy trình thực hiện nó vẫn còn nhiều những thủ tục hành chính và vẫn chưa được rõ ràng. 

Thông tư này sẽ đi vào thực tế hơn nếu chúng ta có thể tham khảo những kinh nghiệm của các nước khác và dựa vào tình hình thực tế của giáo dục nước nhà. Cuối cùng, xin trích một phần Bảng thành tích học tập cuối năm của một học sinh lớp 4 của một trường tiểu học ở Vương quốc Anh như sau:

Môn Tiếng Anh
(Đọc; Viết; Nghe – Nói; Chính tả; Tập làm văn)
Ellie rất cẩn thận lắng nghe và có thể đưa ra những lời nhận xét và câu hỏi liên quan. Em đã có rất nhiều chiến lược đọc hiểu để đưa ra những lời giải thích cho những từ và đoạn văn chưa biết, và biết cách sử dụng nó rất tốt. Kỹ năng lĩnh hội kiến thức của em rất khá, em bắt đầu biết sử dụng kỹ năng diễn dịch và suy luận trong bài viết. Phần viết của em rất có tổ chức, mạch lạc và giàu sức tưởng tượng. Ellie bắt đầu có sở thích viết lách, biết tổ chức, sắp xếp công việc của mình một cách độc lập và hiệu quả dù đôi lúc cần sự nhắc nhở. Em đang phát triển phong cách viết chữ rất gọn gàng.  Chính tả của em cũng rất tiến bộ.
Sự cố gắng: Xuất sắc
Kiến thức: Vượt chuẩn quốc gia
Sự tiến bộ: xuất sắc




Nội dung đánh giá HSTH (tổng hợp từ TT30-BDGĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2014)

 
Cách thức đánh giá HSTH (tổng hợp từ TT30-BDGĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2014)


Tăng Thị Thùy – Nghiên cứu sinh Khoa Giáo dục So sánh và Quốc tế, Đại học Chi Nan – Đài Loan

13/10/14

Để môn toán thực sự đi vào đời sống: Kinh nghiệm cho việc biên soạn sách giáo khoa mới


1. Nội dung:
Việt Nam: Không có tính ứng dụng, quá hàn lâm!




Malaysia: 
2. Phương pháp tư duy:
Sách giáo khoa Toán 2, NXB Giáo dục, Việt Nam, trang 21
Sách giáo khoa Toán 2 (tập 1), NXB Kang Hsuan, Đài Loan, trang 24
Sach giáo khoa Toán 2 (tập 1), NXB YPJ, Malaysia, trang 32

1/4/14

Japanese University Entrance

Tài liệu tham khảo:
http://jalt.org/test/SSA11.htm
http://www.nier.go.jp/English/EducationInJapan/Education_in_Japan/Education_in_Japan_files/201109HE.pdf
http://jalt-publications.org/archive/jj/2008a/art5.pdf
http://www.cis.doshisha.ac.jp/kkitao/library/handout/2008/worldcall/exam.pdf
http://www.zam.go.jp/n00/pdf/nk001001.pd
fhttp://factsanddetails.com/japan/cat23/sub150/item1790.html

Cram school in Japan

Cái này đọc thấy hay hay nên lưu lại để lam tư liệu :))

18/3/14

How did I choose the topic for my dissertation

During the courses of Ph.D program, I thought about the topic for dissertation very much. I considered about higher education and use qualitative method to collect data as I did MA thesis before. I am interested in internationalization in higher education. My major is comparative education, therefore, I want to do a comparison between my home country-Vietnam and my second-home country- Taiwan. I know that there is a professor who does research about Vietnam and specialize in internationalization and globalization in higher education. However, I am afraid that I will have difficulty in collecting data because of my Chinese and the relationship in Vietnam to invite participants enjoy my research... I am asked about my dissertation topic in each course that make me worry and pressure....

In the second semester of my first year Ph.D program, there was a professor who I always respect and admire, write email to ask me whether I take his statistics course or not. He would open it in English. Certainly, I chose it because it's rarely to have an English course although my Ph.D program is in English. It's special course with a student only.

(continued...)